0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 20/04/2024 19:53 (GMT+7)

PVcomBank tăng tỷ trọng giao dịch trên kênh số từ 70-90% vào năm 2030

Theo dõi KT&TD trên

PVcomBank đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong năm 2023. Ngân hàng này đặt mục tiêu tăng tỷ trọng giao dịch trên kênh số từ 70-90% vào năm 2030.

PVcomBank tăng tỷ trọng giao dịch trên kênh số từ 70-90% vào năm 2030

Đặt mục tiêu tăng tỷ trọng giao dịch trên kênh số từ 70-90% vào năm 2030

Ngày 20/4/2024, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024.

Năm 2023, nhờ vào việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường, PVcomBank đã đưa ra các chính sách điều hành linh hoạt, phù hợp trong từng thời kỳ, kiên định mục tiêu tăng trưởng đi đôi với chất lượng, an toàn, phát triển bền vững và hiệu quả. Nhờ đó, ngân hàng đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu đặt ra trong năm 2023, quy mô hoạt động tăng trưởng có chọn lọc và bền vững, đảm bảo an toàn hoạt động.

Cụ thể, tính tới ngày 31/12/2023, so với kế hoạch cả năm, doanh thu hợp nhất của PVcomBank bằng 148,4%; lợi nhuận trước thuế hợp nhất bằng 100,3%.

Riêng ngân hàng mẹ, doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt so với kế hoạch năm 2023 lần lượt là 151,1% và 116,5%. So với năm 2022, doanh số thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với tăng tưởng đạt 20%, doanh số mua bán ngoại tệ tăng 24%.

Tính đến 31/12/2023, số dư huy động vốn từ tổ chức kinh tế và cá nhân đạt 197.509 tỷ đồng, tăng mạnh so với năm 2022, đáp ứng nhu cầu kinh doanh, đảm bảo thanh khoản và giảm chi phí vốn.

PVcomBank tăng tỷ trọng giao dịch trên kênh số từ 70-90% vào năm 2030

Bên cạnh đó, PVcomBank đã triển khai nhiều biện pháp giảm chi phí hoạt động, giảm lãi suất đối với khách hàng đang vay vốn, ban hành các chính sách ưu đãi, cắt giảm tối đa thủ tục vận hành, qua đó hỗ trợ khách hàng tiếp cận với nguồn vốn vay một cách nhanh chóng. Tổng dư nợ năm 2023 đạt 118.443 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm 31/12/2022.

Song song đó, PVcomBank tập trung nguồn lực thực hiện phương án tái cơ cấu, tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ bằng nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ. Kết quả, nhà băng này đã thu hồi/xử lý được 3.713,2 tỷ đồng.

Cùng với các hoạt động kinh doanh chính, PVcomBank tập trung nguồn lực cho công tác chuyển đổi số toàn diện, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng khả năng phục vụ khách hàng. Ngân hàng đã xây dựng một lộ trình chuyển đổi số giai đoạn 2025 - 2030 với mục tiêu tỷ trọng các giao dịch và nghiệp vụ thực hiện trên môi trường số đạt từ 50 - 70% vào năm 2025 và từ 70 - 90% vào năm 2030.

Đáng chú ý, PVcomBank tăng cường hợp tác với đối tác IBM trong việc phát triển hệ thống ngân hàng mở, làm việc với Amazon để xây dựng chiến lược chuyển đổi các ứng dụng quan trọng lên hạ tầng Cloud nhằm mục đích nâng cao tính sẵn sàng, khả năng mở rộng, tối ưu hóa chi phí và giảm thiểu rủi ro trong vận hành.

Ở mảng khách hàng cá nhân, nhiều sản phẩm, dịch vụ của PVcomBank đã dịch chuyển dần sang kênh số và hệ sinh thái số của đối tác.

Trên tiến trình đồng hành cùng Chính phủ và ngành ngân hàng hoàn thành mục tiêu tại Đề án 06 thuộc lĩnh vực ngân hàng cũng như Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, PVcomBank là một trong số ít ngân hàng kết nối thành công với Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư để triển khai dịch vụ mở tài khoản thanh toán bằng eKYC thông qua việc định danh căn cước công dân gắn chip, giúp quy trình xác thực diễn ra nhanh chóng, đảm bảo độ chính xác tuyệt đối, tiết kiệm thời gian, chi phí, giảm khâu thủ tục cho khách hàng và cả ngân hàng.

Việc số hóa sản phẩm dịch vụ dành cho tập khách hàng tổ chức cũng được PVcomBank tập trung chú trọng với những kết quả tích cực.

Nổi bật nhất trong nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng tại PVcomBank phải kể đến là việc hoàn thiện và đưa vào sử dụng tổng đài chăm sóc tích hợp với nhiều ưu điểm vượt trội như: tương tác đa kênh toàn diện, hợp nhất tất cả các kênh liên lạc phổ biến (gọi thoại, gọi video, chat, email, SMS, Facebook, Zalo) về một giao diện, giúp cán bộ PVcomBank tương tác và xử lý các phản hồi trên một phần mềm duy nhất, tiết kiệm thời gian, nâng cao năng suất lao động.

Khi trải nghiệm và giá trị của khách hàng ngày một gia tăng, uy tín của PVcomBank cũng được nâng tầm. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đóng góp vào tăng trưởng tới 93% khách hàng mới tương đương đạt 2,36 triệu khách hàng vào năm 2023 so với năm 2022.

Tăng vốn điều lệ trong năm 2024

Mục tiêu của PVcomBank trong năm 2024 là tiếp tục triển khai tái cơ cấu theo lộ trình được phê duyệt, kiểm soát rủi ro chặt chẽ, đặt ra các mục tiêu kinh doanh thận trọng, phù hợp với tiềm lực tài chính và dựa trên đánh giá về những yếu tố tác động của thị trường.

Trên cơ sở đó, PVcomBank đã báo cáo và nhận được sự thông qua của Đại hội về kế hoạch kinh doanh cho năm 2024, trong đó mục tiêu đề ra cho doanh thu hợp nhất và lợi nhuận trước thuế hợp nhất lần lượt là 19.334,5 tỷ đồng và 108,5 tỷ đồng.

Để hoàn thành các mục tiêu và các kế hoạch kinh doanh, PVcomBank xác định tập trung vào năm nhóm giải pháp trọng tâm gồm: tăng tốc chuyển đổi số; nâng cao chất lượng dịch vụ; nâng cao hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro; phát triển nguồn nhân lực và tập trung công tác thu hồi, xử lý nợ.

PVcomBank tăng tỷ trọng giao dịch trên kênh số từ 70-90% vào năm 2030

Đại hội cổ đông cũng thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ và giao HĐQT xây dưng phương án cụ thể trong năm 2024.

Theo ông Nguyễn Khuyến Nguồn, thành viên HĐQT PVcomBank, kể từ khi hợp nhất với Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) đến nay (năm 2013) vốn điều lệ không tăng, trong khi tổng tài sản tăng hơn 2 lần. Điều này đã ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng.

“Việc tăng vốn là rất quan trọng nhằm góp phần hoàn thành cơ cấu ngân hàng, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy ngân hàng phát triển bền vững”, ông Nguồn nói.

Mai Anh

Bạn đang đọc bài viết PVcomBank tăng tỷ trọng giao dịch trên kênh số từ 70-90% vào năm 2030. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân: Trụ cột mới của nền kinh tế Việt Nam
Trong bức tranh kinh tế Việt Nam đang không ngừng chuyển mình và phát triển, khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu, vươn lên trở thành một trụ cột vững chắc, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và thịnh vượng chung của đất nước.
"Điểm danh" 100 đơn vị chậm đóng tiền bảo hiểm cho người lao động
Bảo hiểm xã hội Khu vực I cho biết, theo số liệu tính đến hết 30/4/2025 (lấy ngày 7/5/2025), trên địa bàn thành phố Hà Nội có 100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động, với thời gian chậm đóng từ 6-24 tháng.

Tin mới

Từ hàng giả đến giao chậm: Những thách thức niềm tin trong TMĐT
Sự bùng nổ của thương mại điện tử (TMĐT) đã mang đến một kỷ nguyên mua sắm tiện lợi và đa dạng, xóa nhòa ranh giới địa lý và thời gian. Tuy nhiên, đằng sau những con số tăng trưởng ấn tượng và những lời quảng cáo hấp dẫn, niềm tin của người tiêu dùng vẫn đang phải đối mặt với không ít thử thách.