0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 12/08/2023 15:21 (GMT+7)

Công ty quản lý quỹ của PVcomBank bị phạt vì vi phạm quy định đầu tư tài chính

Theo dõi KT&TD trên

UBCKNN vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với CTCP Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCB Capital).

Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết, PVCB Capital bị phạt tiền 175 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 27 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán do vi phạm quy định về đầu tư tài chính.

Theo UBCKNN, PVCB Capital đã thực hiện tạm ứng cho một số cá nhân là nhân viên công ty, mục đích tạm ứng là tạm ứng chi phí hoạt động của công ty, không có nội dung công việc cụ thể cho từng nhân viên.

Công ty quản lý quỹ của PVcomBank bị phạt vì vi phạm quy định đầu tư tài chính

Theo báo cáo tài chính quý 2/2023, ngân hàng PVcomBank đang nắm giữ 99,97% trong tổng số 100 tỷ đồng vốn điều lệ của PVCB Capital. Công ty hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục và tư vấn đầu tư chứng khoán, với 34 nhân viên, trong đó có 11 người sở hữu chứng chỉ hành nghề.

Trong quý 2/2023, PVCB Capital ghi nhận khoản lỗ sau thuế hơn 12 triệu đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, PVCB Capital lãi sau thuế gần 1,1 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý 2, tổng tài sản công ty đạt 130 tỷ đồng, giảm hơn 3 tỷ đồng so với đầu năm.

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Công ty quản lý quỹ của PVcomBank bị phạt vì vi phạm quy định đầu tư tài chính. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2025
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm nay gồm có Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Viglacera - CTCP, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Cổ phần Vicostone...
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.

Tin mới