0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 23/08/2023 07:19 (GMT+7)

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, Bắc Giang

Theo dõi KT&TD trên

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 976/QĐ-TTg ngày 21/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đến năm 2045, tỷ lệ 1/10.000.

Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, Bắc Giang

Hiệp Hòa trở thành thị xã xanh, thông minh.

Theo Quyết định, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Hiệp Hòa, ranh giới cụ thể: Phía Bắc giáp huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên; phía Đông giáp huyện Tân Yên và huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; phía Nam giáp huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; phía Tây giáp thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội.

Quy mô lập quy hoạch là toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Hiệp Hòa khoảng 20.599,65ha. Mục tiêu quy hoạch nhằm cụ thể hóa những định hướng chiến lược phát triển của quốc gia, vùng Thủ đô Hà Nội, vùng trung du miền núi Bắc bộ, Quy hoạch tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 219/QĐ-TTg ngày 17/2/2022.

Xây dựng Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025, trở thành thị xã vào năm 2030 theo hướng xanh, thông minh, có những bước đột phá nhằm đưa nền kinh tế Hiệp Hòa phát triển bền vững; đến năm 2045 trở thành đô thị loại III, mang đặc trưng nổi bật về sự gắn kết hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, có hình ảnh đặc trưng hấp dẫn gắn với thương hiệu "xanh - sinh thái - bản sắc - bảo tồn môi trường cảnh quan".

Quy hoạch còn đưa ra mục tiêu từng bước xây dựng đô thị Hiệp Hòa trở thành một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mới của vùng Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang, động lực phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực phía Tây tỉnh Bắc Giang.

Về tính chất, Hiệp Hòa là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, động lực phát triển kinh tế của khu vực phía Tây của tỉnh Bắc Giang; là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mới của vùng Thủ đô Hà Nội và tỉnh Bắc Giang; một trong những khu vực phát triển dịch vụ logistic của tỉnh Bắc Giang; vùng phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, công nghệ cao và dịch vụ thương mại, du lịch; có vai trò quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Do vậy, những vấn đề trọng tâm mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần nghiên cứu là: Xác định rõ vai trò, vị thế của đô thị Hiệp Hòa trong tỉnh Bắc Giang, vùng Thủ đô Hà Nội; xác định rõ mục tiêu, tính chất, chức năng, động lực phát triển của đô thị.

Rà soát tổng thể nội dung Quy hoạch đô thị Hiệp Hòa đã được phê duyệt và tình hình triển khai thực hiện quy hoạch; xác định các nội dung chính cần kế thừa và điều chỉnh; xác định các tồn tại, hạn chế, bất cập, làm cơ sở đề xuất giải pháp quy hoạch phù hợp.

Dự báo nhu cầu phát triển giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030 và dài hạn đến năm 2045 phù hợp với bối cảnh phát triển mới, gồm dự báo quy mô dân số, chỉ tiêu đất đai, nhu cầu cung cấp nước, cấp điện, thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang…; đề xuất hướng tuyến và mặt cắt một số tuyến giao thông đối ngoại, đối nội cho phù hợp với yêu cầu phát triển đến năm 2045.

Xây dựng mô hình phát triển không gian đô thị theo nguyên tắc hài hòa với yêu cầu bảo tồn và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; xác định khu vực nội thị, ngoại thị đáp ứng tỷ lệ đơn vị hành chính đô thị theo quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính…

Bạn đang đọc bài viết Phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Hiệp Hòa, Bắc Giang. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.