0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 05/07/2023 07:31 (GMT+7)

Vải thiều Bắc Giang "lên kệ" trong hệ thống siêu thị tại nước Mỹ

Theo dõi KT&TD trên

Vải thiều Việt Nam không chỉ được lên kệ tại nhiều siêu thị và chợ châu Á ở Houston, Texas (Mỹ) mà còn đổ bộ vào các chuỗi siêu thị có tới cả nghìn cửa hàng tại bờ Tây của Mỹ. 

Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, gần 20 tấn vải thiều tươi được vận chuyển theo đường biển đã nhập khẩu thành công vào Mỹ, chính thức được phân phối, bày bán tại hệ thống siêu thị Safeway và Albertsons ở các tiểu bang bờ Tây, trong đó có Washington, Oregon và California từ ngày 30/6.

Vải thiều Bắc Giang được bày bán trong hệ thống siêu thị tại Mỹ 
Vải thiều Bắc Giang được bày bán trong hệ thống siêu thị tại Mỹ

Đây là nỗ lực của các cơ quan chức năng, doanh nghiệp để đưa được trái vải tươi của Việt Nam tiêu thụ tại thị trường Mỹ, đặc biệt là tại các bang bờ Tây của quốc gia này.

Đáng chú ý, Safeway và Albertsons đều là những hệ thống siêu thị lớn tại bờ Tây, trong đó Safeway có 913 cửa hàng, Albertsons có trên 300 cửa hàng. Quả vải thiều Việt Nam lên kệ siêu thị, được niêm yết với giá 3,99 USD/pint (0,47kg), tương đương 200.000 đồng/kg. Mức giá này được nhận xét là rất cạnh tranh so với giá vải tươi nhập từ Trung Quốc và Mexico (được bán ở chợ châu Á tại San Francisco với giá 4,99 USD/lb, tương đương 259.000 đồng/kg).

Để góp phần đưa quả vải Việt Nam tiếp cận mạnh hơn người tiêu dùng Mỹ, Chi nhánh Thương vụ tại San Francisco phối hợp với Hội Doanh nhân người Việt tại Mỹ, các tổ chức, doanh nghiệp triển khai các hoạt động quảng bá, truyền thông trên các kênh thông tin, đặc biệt là trên các mạng xã hội. Đồng thời, tổ chức gian hàng trưng bày và bán quả vải tại một số khu vực chợ của người Việt, người châu Á; tổ chức hoạt động nếm thử giúp người dân làm quen và yêu thích quả vải, từ đó thúc đẩy việc tiêu thụ loại trái cây này.

Giữa tháng 6 vừa qua, lô hàng vải thiều tươi đầu vụ 2023 của tỉnh Bắc Giang qua đường hàng không đã đến Houston (Mỹ). Ngay sau đó, vải thiều tươi Việt Nam được bán đồng loạt tại nhiều siêu thị và chợ châu Á lớn nhất ở Houston, Texas (Mỹ), gồm các siêu thị lớn như: Hong Kong, Tân Bình, Việt Hoa, Linda’s Tropical Fruits, Ca Mau,...

Giá bán lẻ cho khách hàng là 14-15USD mỗi pound (tương đương khoảng 780.000 đồng mỗi kg); hoặc 140 USD cho gói 11 pound (5kg), tương đương 3,2 triệu đồng (640.000 đồng/kg).

Tuy nhiên, việc xuất khẩu quả vải vào thị trường Hoa Kỳ còn gặp nhiều khó khăn. Đáng ngại nhất là chưa có cơ sở chiếu xạ được Hoa Kỳ công nhận tại miền Bắc. Việc thiếu vắng các cơ sở chiếu xạ theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ để bảo đảm điều kiện xuất khẩu trái cây tươi sang thị trường này là một thách thức lớn do phải vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh để chiếu xạ, làm tăng chi phí vận chuyển, hao hụt về số lượng, chất lượng của trái cây xuất khẩu và trên hết là làm giảm thời gian tiêu thụ trái vải trong hệ thống phân phối.

Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Chi nhánh Thương vụ tại San Francisco đã chủ động báo cáo, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của các bộ, ngành liên quan cũng như Bộ Nông nghiệp của Hoa Kỳ để tìm cách tháo gỡ. Đến nay, mặc dù các cơ quan quản lý nhà nước hai bên đã hết sức tạo điều kiện nhưng chưa đạt kết quả như mong muốn do DN đứng ra làm đại diện đầu mối cho Trung tâm chiếu xạ Hà Nội gặp một số khó khăn nên không triển khai các hoạt động như cam kết. Ngoài ra, công nghệ bảo quản sau thu hoạch của chúng ta còn nhiều hạn chế, đặc biệt là chưa có tính đồng bộ trong quy trình sơ chế, đóng gói, bảo quản và vận chuyển, chưa kiểm soát ổn định được nhiệt độ, độ ẩm… do đó chưa bảo đảm kéo dài thời hạn sử dụng của các loại trái cây, rau, củ, quả nói chung và quả vải nói riêng.

Thời gian tới, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ sẽ tiếp tục quan tâm kết nối, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản Việt Nam nói chung và Bắc Giang nói riêng tại thị trường Hoa Kỳ.

Hương Trà

Bạn đang đọc bài viết Vải thiều Bắc Giang "lên kệ" trong hệ thống siêu thị tại nước Mỹ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Đồ uống sức khỏe lên ngôi – Tương lai nào cho bia và nước ngọt?
Thị trường đồ uống Việt Nam đang chứng kiến một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong xu hướng tiêu dùng. Các sản phẩm đồ uống chăm sóc sức khỏe ngày càng chiếm lĩnh thị phần, trong khi những mặt hàng truyền thống như bia và nước ngọt có ga đang phải đối mặt với không ít thách thức.
Túi giấy Starbucks: Từ kỳ vọng xanh đến thực tế đầy thử thách
Starbucks hướng đến mô hình thân thiện với môi trường, nhưng túi giấy của hãng lại trở thành "thử thách" trong điều kiện thời tiết ẩm. Ly nước chưa kịp đến tay đã rơi mất, gây bất tiện cho khách hàng. Liệu thương hiệu này sẽ điều chỉnh ra sao để cân bằng giữa bền vững và trải nghiệm?
Trà sữa & Gen Z – Khi đồ uống trở thành "văn hóa"
Từ một thức uống phổ biến trong giới trẻ, trà sữa dần trở thành một biểu tượng văn hóa của thế hệ Gen Z. Không đơn thuần chỉ là một loại đồ uống, trà sữa còn đại diện cho phong cách sống, xu hướng và sự kết nối giữa các cá nhân trong xã hội hiện đại.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.