0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 06/12/2023 09:21 (GMT+7)

Nông sản Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn

Theo dõi KT&TD trên

Nông sản Trung Quốc hiện nay hầu hết đi theo đường chính ngạch và được bán ở nhiều siêu thị thay vì chỉ bán ở chợ như trước. Điều này đang tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn đối với nông sản Việt Nam.

Tăng mạnh về số lượng, đa dạng về chủng loại

Trung Quốc là nước cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 39% thị phần. Thống kê của Tổng cục Hải quan trong 9 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã chi 561 triệu USD nhập rau quả từ Trung Quốc tương đương cùng kỳ năm 2022.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), cơ cấu chủng loại nhập khẩu rau quả từ Trung Quốc khá đa dạng. Xét về giá trị, nhiều nhất là tỏi (gần 13%), tiếp theo là khoai tây 9,9%, nấm các loại 9,8%, cà rốt 9,7%, nho 9,4%, hành các loại 6,1%. Tùy theo từng tháng mà giá trị từng mặt hàng khác nhau nhưng các loại rau củ thường chiếm tỉ lệ cao hơn trái cây.

Nông sản Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn - Ảnh 1

Bán ở nhiều kênh, giá rẻ hơn hàng nội địa

Trước đây, rau quả Trung Quốc chủ yếu bán ở chợ, vắng bóng tại các siêu thị thì nay đã xuất hiện khá nhiều, cả cửa hàng cao cấp cũng có. Như các siêu thị Bách Hóa Xanh đang bán nho mẫu đơn xuất xứ Trung Quốc với giá 179.000 đồng/kg được khá nhiều người tiêu dùng chọn mua hay cửa hàng Farmers Market Hai Bà Trưng (quận 1) trưng bày nho mẫu đơn và dưa lưới nội địa Trung Quốc tại khu vực trái cây cao cấp.

Tại khu vực rau củ của siêu thị MM Mega Market An Phú (TP Thủ Đức) cũng có nhiều mặt hàng của Trung Quốc như: tỏi, hành tây, khoai tây, cà rốt… còn trái cây có lựu và nho mẫu đơn. Đa số nông sản Trung Quốc đều có giá rẻ hơn hàng có xuất xứ từ nước khác như: như nho mẫu đơn Trung Quốc chỉ bằng một nửa hàng xuất xứ từ Hàn Quốc; tỏi tép to Trung Quốc rẻ hơn tỏi Hải Dương 30%. Tuy nhiên, cũng có mặt hàng như cà rốt Trung Quốc có giá 26.000 đồng/kg, trong khi cà rốt Đà Lạt giá 20.000 đồng/kg vì có khuyến mãi.

Áp lực cạnh tranh ngày càng lớn

Số liệu thống kê từ Công ty CP Quản lý và Kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức cho thấy từ đầu năm đến nay có 125.375 tấn rau củ và trái cây Trung Quốc nhập chợ đầu mối. Trong đó, riêng trái cây chiếm 81.207 tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái; rau củ 44.168 tấn, giảm 6,3%. Như vậy, bình quân mỗi ngày có khoảng 380 tấn rau củ và trái cây Trung Quốc về chợ đầu mối để tiêu thụ tại TP HCM và các tỉnh lân cận.

Đại diện Công ty Quản lý chợ cho hay nông sản Trung Quốc nhập chợ đều là hàng chính ngạch và về Việt Nam theo mùa. Ngoài ra, có một số mặt hàng khi giá tại Việt Nam cao, thương nhân sẽ chủ động nhập từ Trung Quốc về bán kiếm lời, cũng như để hạ nhiệt giá trong nước.

Thách thức cho ngành nông nghiệp Việt Nam

Nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đang tăng mạnh về số lượng, đa dạng về chủng loại và giá rẻ hơn hàng nội địa. Điều này đang gây áp lực cạnh tranh lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng rau củ, quả có thời gian sinh trưởng ngắn, chi phí sản xuất thấp như tỏi, hành, khoai tây, cà rốt,...

Để tăng cường sức cạnh tranh, ngành nông nghiệp Việt Nam cần tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, đồng thời đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại để nâng cao giá trị sản phẩm. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, như: hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường,... để giúp nông sản Việt Nam có sức cạnh tranh cao.

Bảo Anh

Bạn đang đọc bài viết Nông sản Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.