0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 02/01/2024 09:00 (GMT+7)

Ninh Thuận phê duyệt dự án dù Trung Nam Group không đủ năng lực

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 25/12, Thanh tra Chính phủ đã ra thông báo KLTT việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình điện theo quy hoạch điện VII và quy hoạch VII điều chỉnh.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đánh giá công tác quản lý thực hiện quy hoạch đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, giúp tăng sản lượng điện, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.

Về công tác quản lý, thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 đã đạt được những kêt quả đáng ghi nhận, thể hiện qua các chỉ tiêu tổng hợp như: Sản lượng điện sản xuất toàn hệ thống hàng năm đều tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo cung cấp điện đầy đủ; hệ thống điện vận hành an toàn, ổn định; tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu năm 2020 đạt 247 tỷ kWh, tăng 1,5 lần so với năm 2015 (163,8 tỷ kWH); sản lượng điện sản xuất và mua vào năm 2020 đạt 238,5 tỷ kWH, tăng 1,5 tỷ so với năm 2015 (159,7 tỷ kWH); tổng sản lượng điện thương phẩm tiêu thụ năm 2020 đạt 216,9 tỷ kWh, tăng 1,51 lân so với năm 2015 (143,7 tỷ kWh); sản lượng điện thương phẩm binh quân đâu người tăng 1,42 lần (từ 1.567 kWh/người năm 2015 lên 2.219 kWh/người năm 2020).

Tuy nhiên, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2016 – 2020vẫn có hàng loạt tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và vi phạm liên quan đến việc bổ sung các dự án điện mặt trời, năng lượng tái tạo.

Tại kết luận này, TTCP đã chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến một số dự án thủy điện, điện mặt trời của Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group).

Ninh Thuận phê duyệt dự án dù Trung Nam Group không đủ năng lực - Ảnh 1
Nhà máy Điện Mặt Trời Trung Nam.

Theo đó, tại phụ lục thông báo kết luận thanh tra tại tỉnh Ninh Thuận kèm theo thông báo số 3116 ngày 25/12/2023 của TTCP, TTCP cho biết, về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 204 MW và Trung Nam Thuận Nam: Việc thẩm định năng lực tài chính nhà đầu tư Dự án ĐMT Trung Nam Thuận Bắc và Dự án ĐMT Trung Nam Thuận Nam chưa thực hiện đúng quy định tại điểm d khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư 2014; không đảm bảo năng lực tài chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 58 Luật Đất đai 2013, điểm c khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014.

Theo TTCP, trách nhiệm thuộc về UBND tỉnh Ninh Thuận, các cơ quan tham mưu có liên quan thuộc UBND tỉnh.

Ninh Thuận phê duyệt dự án dù Trung Nam Group không đủ năng lực - Ảnh 2
TTCP chỉ ra sai phạm trong việc phê duyệt dự án của Trung Nam Group

Được biết, Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 204 MW nằm tại huyện Thuận Bắc (tỉnh Ninh Thuận), là dự án điện mặt trời đầu tiên của Trung Nam tại Ninh Thuận.

Dự án được hoàn thành sau gần 12 tháng thi công; sản lượng điện tối đa khoảng 450 triệu kWh/năm với hơn 700.000 tấm pin.

Liên quan đến Nhà máy điện mặt trời Trung Nam Thuận Bắc 204 MW, sau một thời gian bán điện, đến năm 2021, Công ty CP Kỹ thuật công nghiệp Á Châu (ACIT) đã mua 49% cổ phần nhà máy này.

Sau khi hoàn tất chuyển nhượng 49% số cổ phần, phía Trung Nam cũng đã chuyển giao chức vụ Giám đốc Công ty CP Điện mặt trời Trung Nam cho ông Nguyễn Đăng Khoa - Phó Tổng Giám đốc ACIT.

Vừa qua, Trung Nam Group cũng thông báo chậm thanh toán 106,9 tỷ đồng tiền lãi của lô trái phiếu TNGCB2124001.

Được biết, lô trái phiếu TNGCB2124001 được phát hành vào ngày 18/5/2021, đáo hạn vào ngày 18/5/2024 với tổng giá trị phát hành 2.000 tỷ đồng. Lãi suất cho năm đầu tiên cố định ở mức 9,5%/năm, từ năm thứ hai trở đi sẽ áp dụng lãi suất thả nổi bằng lãi suất tham chiếu cộng thêm 3,5%/năm.

Mục đích phát hành của lô trái phiếu này nhằm tăng quy mô vốn hoạt động cho Trung Nam Group để đầu tư, triển khai các dự án năng lượng tái tạo của tập đoàn, và/hoặc các mục đích kinh doanh khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu trên gồm 100 triệu cổ phần tại Trung Nam Group; quyền sử dụng khu đất và tài sản gắn liền của khu đất diện tích 859m2 tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang thành phố Đà Nẵng; quyền tài sản gắn liền với dự án Khu công nghệ thông tin Đà Nẵng và cuối cùng là toàn bộ số dư tiền và chứng khoán trên tài khoản của Trung Nam Group đã mở tại CTCP Chứng khoán VNDirect.

Đăng Khôi

Bạn đang đọc bài viết Ninh Thuận phê duyệt dự án dù Trung Nam Group không đủ năng lực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2025
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm nay gồm có Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Viglacera - CTCP, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Cổ phần Vicostone...
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân
Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.
DOJI Group đồng hành Festival Huế 2025
Sự đồng hành của Tập đoàn DOJI không chỉ góp phần nâng cao tầm vóc của Festival Huế 2025, mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.

Tin mới

Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.
Liên tiếp phát hiện số lượng lớn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ
Thực kiện ý kiến chỉ đạo của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Lạng Sơn về tăng cường công tác nắm tình hình địa bàn, Đội QLTT số 6 cùng các cơ quan phối hợp phát hiện gần hơn 2 tấn móng giò lợn và chân gà không rõ nguồn gốc xuất xứ đang chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.