0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 25/04/2023 07:18 (GMT+7)

Phương Mai Bay Resort: Chuyển từ chủ đầu tư kém năng lực sang đơn vị… kém năng lực

Theo dõi KT&TD trên

Dự án Phương Mai Bay Resort đã bị Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra nhiều sai phạm. Nhưng có một vấn đề chưa được nhắc đến chính là dự án được chuyển giao từ một chủ đầu tư kém năng lực sang một đơn vị… kém năng lực khác.

Phương Mai Bay Resort: Chuyển từ chủ đầu tư kém năng lực sang đơn vị… kém năng lực
Bán đảo Phương Mai có vị trí đắc địa để phát triển khu du lịch nghỉ dưỡng thu hút du khách lớn của tỉnh Bình Định, trong đó có dự án Phương Mai Bay Resort.

Bị chỉ ra nhiều sai phạm

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có Kết luận Thanh tra về việc chấp hành pháp luật đầu tư công giai đoạn 2016-2020, việc đầu tư theo hình thức đối tác công tư; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2016-2021 tại Bình Định. Phương Mai Bay Resort tại thành phố Quy Nhơn là một trong những dự án bị chỉ ra nhiều sai phạm.

Dự án Phương Mai Bay Resort có quy mô hơn 30ha. Trước đây, Ban Quản lý khu kinh tế đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho một doanh nghiệp thực hiện dự án khu du lịch resort cao cấp phía Bắc với tổng diện tích 111ha.

Tuy nhiên, dự án đã bị thu hồi vì chủ đầu tư không đảm bảo được năng lực. Sau đó, Ban Quản lý khu kinh tế giao hơn 30ha đất cho Công ty Cổ phần Phương Mai Bay (Công ty Phương Mai Bay) làm chủ đầu tư mới.

Kết luận Thanh tra cho thấy, Ban Quản lý khu kinh tế đã không lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan theo quy định mà chỉ lập báo cáo thẩm định.

Bên cạnh đó, khi dự án chưa hoàn tất pháp lý thì chủ đầu tư đã triển khai hàng loạt hạng mục khi chưa có giấy phép xây dựng như: Văn phòng Ban quản lý, bãi đỗ xe, nhà nhân viên, tường rào, cổng ngõ, khu cây xanh cảnh quan, nền đường nội bộ cấp phối và hai biệt thự (mẫu).

Kết luận Thanh tra của Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu UBND tỉnh Bình Định phải tổ chức kiểm điểm, xác định nguyên nhân, xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân liên quan và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, sai sót nêu trong Kết luận Thanh tra. Từ đó, Thanh tra Bộ yêu cầu tỉnh Bình Định kiểm điểm trách nhiệm của Ban Quản lý khu kinh tế.

Chuyển từ chủ đầu tư kém năng lực sang đơn vị… kém năng lực

Như đã nêu trên, trước đây, Ban Quản lý khu kinh tế đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho một doanh nghiệp nhưng chủ đầu tư này không đảm bảo được năng lực nên dự án bị thu hồi và chuyển giao một phần cho chủ đầu tư mới là Công ty Phương Mai Bay. Đáng chú ý, Công ty Phương Mai Bay cũng có bức tranh tài chính bết bát.

Công ty Phương Mai Bay thành lập ngày 2/10/2009 tại số 78 Trần Hưng Đạo, phường Hải Cảng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định với ngành nghề chính là “Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê”.

Công ty có người đại diện pháp luật là bà Lê Thị Diệu Phú. Ngoài Phương Mai Bay, bà Phú còn đại diện cho nhiều đơn vị khác như: Công ty Cổ phần Giống gia cầm Miền Nam, Công ty Cổ phần Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình, Công ty Cổ phần Sun Wah Land, Công ty Cổ phần SSN Invest và Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Hoàng Hải – Chi nhánh Quận 1.

Đáng chú ý, dù đã có nhiều năm hoạt động nhưng trong thời gian gần đây, công ty không hề phát sinh doanh thu. Cụ thể, từ năm 2017 đến năm 2021, công ty liên tục rơi vào tình trạng doanh thu 0 đồng.

Tại Công ty Phương Mai Bay, cùng với doanh thu 0 đồng là thua lỗ triền miên với các khoản lỗ lần lượt là 478 triệu đồng (năm 2017), 4 tỷ đồng (năm 2018), 2,1 tỷ đồng (năm 2019), 5,1 tỷ đồng (năm 2020) và 1,6 tỷ đồng (năm 2021).

Công ty bết bát bất chấp có nguồn vốn khá lớn, thường xuyên trên 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, do thua lỗ nhiều năm liền nên vốn tại Công ty Phương Mai Bay đã hao hụt khá nhiều. Tại ngày 31/12/2021, vốn chủ sở hữu của công ty là 354 tỷ đồng, giảm 13 tỷ đồng, tương đương 3,5% so với cuối năm 2017.

Trong khi vốn chủ sở hữu suy giảm, nợ phải trả có xu hướng tăng đáng kể. Hồi cuối năm 2021, nợ phải trả của công ty đạt 103 tỷ đồng, tăng 80 tỷ đồng, tương đương 348% sau 5 năm.

Bạn đang đọc bài viết Phương Mai Bay Resort: Chuyển từ chủ đầu tư kém năng lực sang đơn vị… kém năng lực. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.