0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 22/07/2023 09:50 (GMT+7)

Giải pháp văn phòng số: Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt

Theo dõi KT&TD trên

Sáng 21/7 tại Hà Nội, hội thảo "Giải pháp văn phòng số - Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt".

Hội thảo do 1C Việt Nam tổ chức nhằm định hướng và gợi ý những chiến lược tái cơ cấu doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế vĩ mô nhiều thách thức, hỗ trợ doanh nghiệp thích nghi và tạo nền móng vững chắc hướng tới phát triển bền vững.

Ông Alexander Evchenko, Giám đốc điều hành 1C Việt Nam  
Ông Alexander Evchenko, Giám đốc điều hành 1C Việt Nam

Hội thảo sẽ có sự tham gia của 250 khách mời là các lãnh đạo, nhà quản lý cấp C-levels các doanh nghiệp, tập đoàn vừa và lớn, cùng nhiều diễn giả đầu ngành trong lĩnh vực Tư vấn tái cấu trúc – Chuyển đổi số doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia tại hội thảo, sau 3 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, đến năm 2023, nền kinh tế thế giới gặp thách thức lớn từ lạm phát tăng, các Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất đẩy chi phí vốn tăng lên, nhu cầu tiêu dùng giảm kéo theo các sụt giảm doanh thu hàng hóa trong nước cũng như giảm nguồn thu từ xuất khẩu đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong tháng 6/2023, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 60.200 doanh nghiệp (tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước); 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng 28,9%); 8.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 2,8%).

Như vậy sau nửa đầu năm 2023 đã có 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, trung bình có 16.700 doanh nghiệp đóng cửa mỗi tháng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trong nước đang “điêu đứng” bởi việc thắt chặt chi phí và thay đổi về nhân sự.

Chia sẻ kinh nghiệm thực tế thành công trong quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi số doanh nghiệp từ các chuyên gia đầu ngành như FPT Digital, OOC...; đồng thời, đề cập đến những tính năng, điểm ưu việt của giải pháp “văn phòng số” khi ứng dụng vào doanh nghiệp.

Theo ông Alexander Evchenko - Giám đốc điều hành 1C Việt Nam: Điều quan trọng nhất trước khi doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số, tự động hóa các quy trình là doanh nghiệp cần phải tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp đó, vì nếu tự động hóa sự hỗn loạn sẽ dẫn đến phản ứng dây chuyền của mọi sự hỗn loạn.

Chuyển đổi số là tối ưu hóa hoạt động kinh doanh và áp dụng công nghệ song song với nhau. Để vận hành hiệu quả, thấu hiểu sản phẩm và khách hàng, trước tiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thử nghiệm các công nghệ phổ biến hoặc các công cụ chuyên dụng quy mô nhỏ như 1C: Company Management (giải pháp quản trị tổng thể) để có được những đánh giá sâu và hiểu biết sâu sắc hơn về khách hàng, trước khi áp dụng các công nghệ phức tạp hơn trên quy mô lớn hơn.

Ông Alexander Bezborodov - Giám đốc phát triển giải pháp 1C  
Ông Alexander Bezborodov - Giám đốc phát triển giải pháp 1C

Hiện nay chuyển đổi số là một phần không thể thiếu của quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp, cả “tái cơ cấu” và “chuyển đổi số” đều là những quy trình cần thiết nhằm thích ứng với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh hiện tại.

Việc áp dụng công nghệ thông tin và số hóa là điều cần thiết để tối ưu hóa quy trình kinh doanh mới, nâng cao khả năng tương tác với khách hàng, đồng thời tăng cường quản lý thông tin và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên. Hai quá trình này tương thích và song hành, chúng ta thực hiện tái cơ cấu dựa trên số hóa để đảm bảo sự thành công và sự bền vững để doanh nghiệp khi thích ứng với hoàn cảnh khó khăn.

Giải pháp “Văn phòng số” nhằm chuyển đổi mô hình quản lý và quy trình vận hành số hóa tài liệu lên thư viện điện tử, với tính năng vượt trội tìm kiếm nâng cao dựa trên siêu dữ liệu truy cập nhanh vào các tài liệu liên quan, tạo ra luồng truy xuất thông tin liền mạch, giúp người dùng tiếp diễn công việc trơn tru, không bị ngắt quãng do mất quá nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu thủ công.

Toàn cảnh Hội thảo "Giải pháp văn phòng số: Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt”  
Toàn cảnh Hội thảo "Giải pháp văn phòng số: Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt”

Giải pháp này giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình công việc, quản lý giao việc, quản lý dự án, mở ra một không gian làm việc “ảo” khuyến khích sự hợp tác giữa mọi bộ phận và cá nhân trong công ty. Đồng thời đem lại sự kết hợp giữa việc “lưu trữ và quản trị dữ liệu tập trung” và “quản lý quy trình công việc” - hai điều quan trọng nhất trong quản trị doanh nghiệp, giúp công ty có một quy trình hoàn thiện, hoạt động, điều phối trơn tru mà hiện nay trên thị trường chưa có giải pháp nào có thể đáp ứng tốt cả hai điều kiện này.

Giai đoạn 12 tháng sắp tới được đánh giá là thời gian nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh nghiệp, việc đổi mới tái cơ cấu, tạo khả năng thích ứng linh hoạt là bước đi quan trọng để tăng hiệu quả trong hoạt động quản trị, tiết kiệm chi phí nhằm dồn nguồn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Ông Alexander Bezborodov - Nhà nghiên cứu và phát triển giải pháp với trên 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực số hóa doanh nghiệp toàn cầu chia sẻ: "Hiện nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ sẽ có rất nhiều những giải pháp phần mềm giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải nhận định được thực tế của công ty, thị trường, từ đó mới có thể tìm ra được giải pháp số hoá phù hợp".

PV

Bạn đang đọc bài viết Giải pháp văn phòng số: Chiến lược tái cơ cấu và xây dựng năng lực thích ứng linh hoạt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.