0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 22/05/2024 14:15 (GMT+7)

Nghệ An: Bất động sản vùng ven thành phố Vinh đang có dấu hiệu “ấm lên”

Theo dõi KT&TD trên

Trước những thông tin sáp nhập thị xã Cửa Lò và một số xã của huyện Nghi Lộc sắp vào thành phố Vinh, cùng sự xuất hiện hàng loạt dự án bất động sản đã thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, khiến thị trường bất động sản vùng ven thành phố Vinh (Nghệ An) có dấu hiệu “ấm lên”.

Nghệ An: Bất động sản vùng ven thành phố Vinh đang có dấu hiệu “ấm lên”
Sản phẩm đất nền khu vực xóm 1, xóm 2, xã Nghi Phong (địa phương chuẩn bị sáp nhập về thành phố Vinh) đang được nhiều khách hàng săn đón.

Với lượng quỹ đất còn khá dồi dào, khu vực vùng ven trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An được các nhà đầu tư, chuyên gia bất động sản đánh giá là thị trường nổi bật với tiềm năng phát triển, đầu tư, phù hợp với nhu cầu ở thực trong giai đoạn hiện nay.

Bởi, với vị trí gần trung tâm đô thị loại I nhưng vẫn giữ được sự yên bình của nông thôn, vùng ven trung tâm tạo sức hấp dẫn rõ rệt, đối với những khách hàng vừa muốn có nhu cầu kết nối thuận lợi đến các tiện ích và dịch vụ của thành phố, vừa không phải chịu áp lực về hạ tầng giao thông đông đúc, cơ sở chật hẹp như ở khu vực trung tâm.

Cùng với đó, mạng lưới hạ tầng giao thông phát triển ngày càng đồng bộ, hiện đại đã làm tăng khả năng tiếp cận dễ dàng từ khu vực ngoại ô vào nội đô và do giá đất ở những khu vực vùng ven trung tâm như: Xã Nghi Phong, Nghi Thái, Nghi Đức, Nghi Liên… thấp hơn nên được nhiều khách hàng có nhu cầu ở thực săn đón.

Đáng chú ý, hiện nay có một số lượng lớn khách hàng mong muốn tìm kiếm chất lượng sống tốt hơn ở khu vực có diện tích đất rộng rãi cùng sự yên tĩnh, thoáng đãng, trong lành và địa chỉ “đỏ” cho những yêu cầu nói trên, đó là vùng ven trung tâm thành phố.

Chính sự phát triển có phần tương đồng không có quá nhiều sự chênh lệch trong trình độ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và đặc biệt là chính sách mở rộng địa giới hành chính trung tâm thành phố Vinh, đã khiến cho thị trường nhà đất ở khu vực ven đô trở nên “ấm lên” trong thời gian qua.

Nghệ An: Bất động sản vùng ven thành phố Vinh đang có dấu hiệu “ấm lên”
Đại lộ nối Vinh – thị xã Cửa Lò được đầu tư đồng bộ, hiện đại đã làm tăng khả năng tiếp cận dễ dàng từ khu vực ngoại ô vào nội đô, tạo động lực cho thị trường bất động sản vùng ven thành phố có sức hút hơn.

Bên cạnh đó, theo phương án của Thường trực Tỉnh ủy Nghệ An về đề án mở rộng địa giới hành chính và không gian đô thị thành phố Vinh sẽ điều chỉnh toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số hiện có của thị xã Cửa Lò và 5 xã của huyện Nghi Lộc về thành phố Vinh quản lý.

Theo quy hoạch, sau khi mở rộng thành phố Vinh sẽ có 166,25km2 diện tích tự nhiên, dân số hơn 568.700 người với quy mô 33 đơn vị hành chính phường, xã. Trước đây, thành phố Vinh không có biển, nhưng sau khi mở rộng thành phố sẽ có biển, từ đó mở ra cơ hội phát triển mô hình du lịch đa dạng, theo định hướng thành phố sẽ tập trung phát triển không gian đô thị và phát triển hạ tầng dọc bờ biển, đồng thời tập trung chỉnh trang đô thị ở các khu vực trung tâm thành phố, các cửa ngõ Bắc, Nam.

Bên cạnh việc sáp nhập xã, thị, mở rộng địa giới hành chính thành phố Vinh, từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Nghệ An liên tục phát đi các thông báo tìm nhà đầu tư cho các dự án bất động sản lớn, mới được phê duyệt đầu tư ở khu vực vùng ven trung tâm thành phố Vinh, đã khiến cho thị trường bất động sản ở các địa phương này ghi nhận nhiều tín hiệu khả quan.

Đơn cử như, vào đầu tháng 3 vừa qua, UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị Nghi Liên tại xã Nghi Liên, thành phố Vinh. Quy mô diện tích đất sử dụng của dự án hơn 103,6ha, trong đó, đất nhà ở liền kề hơn 18,7ha, gồm 569 lô; đất biệt thự 3,1ha, 58 lô; đất nhà ở xã hội 7,09ha; đất tái định cư hơn 1,03ha; đất nhà chung cư hỗn hợp hơn 5,99ha…

Trước đó, Dự án khu nhà ở tại phường Nghi Hương, thị xã Cửa Lò đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An mở hồ sơ đăng ký thực hiện, với tổng chi phí đầu tư dự kiến gần 440 tỷ đồng.

Nghệ An: Bất động sản vùng ven thành phố Vinh đang có dấu hiệu “ấm lên”
Nhiều dự án khu đô thị, nhà ở được tỉnh Nghệ An phê duyệt đầu tư ở vùng ven trung tâm thành phố Vinh thời gian gần đây đã khiến thị trường bất động sản khu vực này như “ấm lên”.

Tương tự, một dự án khác cũng vừa được tỉnh Nghệ An phát thông báo mời thầu dự án Khu nhà ở tại phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò; với tổng mức đầu tư thực hiện hơn 510 tỷ đồng. Dự án nêu trên có tổng diện tích sử dụng đất gần 12ha, sau khi đã trừ phần diện tích đất đền Bàu Lối. Quy mô đầu tư dự án bao gồm xây dựng đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt như: Khu thương mại dịch vụ, khu nhà ở xã hội, nhà văn hóa, trường mầm non, khu cây xanh, mặt nước, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật.

Theo một số chuyên gia bất động sản, khu vực vùng ven thành phố Vinh đang là “điểm nóng” đầu tư của các doanh nghiệp địa ốc trong và ngoài tỉnh; không những vậy, đây còn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng mua ở thực nhằm tận hưởng lợi thế hạ tầng và các công trình xã hội đang được các cấp chính quyền địa phương tập trung phát triển…

Từ đầu tháng 4/2024 đến nay, thị trường bất động sản ở Nghệ An có dấu hiệu “ấm” trở lại. Đặc biệt ở các khu đô thị vùng ven thành phố Vinh giá tăng nhẹ, ngày càng có nhiều giao dịch. Kèm theo đó, nguyên nhân thị trường bất động sản vùng ven thành phố dần ấm lên cũng có thể là do giá vàng tăng trở lại, lãi suất ngân hàng thấp nên nhiều người dân có xu hướng đầu tư vào bất động sản, xem đây là kênh trú ẩn tài sản an toàn hơn.

Cũng phải nhìn nhận rằng, tại Nghệ An hiện nay, nhu cầu về nhà ở của người dân cũng đang rất lớn, tạo ra “làn sóng” mua bán sôi động ở khắp các địa phương, nhất là ở khu vực vùng ven trung tâm thành phố Vinh. Đây được xem là tín hiệu đầy lạc quan, hứa hẹn sẽ khôi phục lại thị trường bất động sản vốn dĩ đã rơi vào tình cảnh trầm lắng bấy lâu nay.

Bạn đang đọc bài viết Nghệ An: Bất động sản vùng ven thành phố Vinh đang có dấu hiệu “ấm lên”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tái định hình thị trường bất động sản trong vận hội mới
Bài toán quy hoạch và chiến lược phát triển của 34 tỉnh, thành trong không gian phát triển mới của cả nước sẽ tạo cơ hội lớn, cũng như thách thức đan xen. Trong đó, lĩnh vực bất động sản được đánh giá là trụ cột trong cấu trúc nền kinh tế quốc gia.
Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

Khúc bạch vải thiều: Khi món tráng miệng mùa vụ trở thành "ngôi sao" trên mạng xã hội hè 2025
Mỗi khi mùa hè đến, thị trường ẩm thực và đồ uống lại sôi động với sự lên ngôi của những món ăn, thức uống giúp giải nhiệt, mang đến cảm giác sảng khoái. Mùa hè năm 2025 cũng không ngoại lệ, và "ngôi sao" đang chiếm trọn sự chú ý của cộng đồng những người yêu ẩm thực chính là món khúc bạch vải thiều
Tiền điện tháng 6 tăng đột biến, EVN Hà Nội nói gì?
Theo EVNHANOI, ngoài việc nhiệt độ cao làm tăng tần suất sử dụng điện, thì việc điều chỉnh giá bán lẻ điện sinh hoạt theo Quyết định 1279 có hiệu lực từ ngày 10/5 - với mức tăng 4,8%, là nguyên nhân khiến hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng cao.