0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 26/12/2023 14:46 (GMT+7)

NCB: Cho vay lĩnh vực xây dựng cao, tỷ lệ nợ xấu đứng đầu ngân hàng niêm yết

Theo dõi KT&TD trên

Hoạt động cho vay khách hàng lĩnh vực xây dựng của NCB khá cao, trong bối cảnh ngành Xây dựng, bất động sản gặp không ít khó khăn kinh tế. Kể từ khi bà Bùi Thị Thanh Hương nắm ghế chủ tịch NCB, ngân hàng này đã đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng niêm yết.

NCB: Cho vay lĩnh vực xây dựng cao, tỷ lệ nợ xấu đứng đầu ngân hàng niêm yết
Ngân hàng NCB đang đứng đầu các ngân hàng niêm yết về tỷ lệ nợ xấu so với cho vay khách hàng.

“Quán quân” nợ xấu*

Mặc dù trong báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của NCB không thể hiện mục phân tích dư nợ cho vay theo ngành, nhưng ở báo cáo được soát xét trước đó thể hiện hoạt động cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất với 19.810 tỷ đồng chiếm 41% tổng cho vay khách hàng, tiếp đến là ngành Xây dựng với 16.611 tỷ đồng chiếm 34,4% tổng cho vay khách hàng, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng không đáng kể. Chỉ số về cho vay ngành Xây dựng cũng tăng theo các năm, cụ thể: Năm 2020 là 10.413 tỷ, năm 2021 là 13.241 tỷ, năm 2022 là 16.574 tỷ.

Kết thúc quý III/2023, NCB ghi nhận nợ xấu lên con số 13.460 tỷ đồng, tăng 57% so với khoản nợ xấu ghi nhận ngày 31/12/2022. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng tài sản tăng chóng mặt tại NCB. Cụ thể tỷ lệ các năm như sau: Năm 2020 là 0,68%, năm 2021 là 1,7%, năm 2022 là 9,5%, kết thúc quý 3/2023 là 14,7%.

Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu cuối quý III/2023 cũng chiếm 26,9% so với tổng cho vay khách hàng. Như vậy, với tỷ lệ này NCB đã trở thành “quán quân” nợ xấu với tỷ lệ vượt xa các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán. Tỷ lệ nợ xấu so với cho vay khách hàng cũng tăng tốc dần theo các năm kể từ khi bà Bùi Thị Thanh Hương ngồi ghế Chủ tịch HĐQT NCB vào tháng 7/2021. Cụ thể: Năm 2020 chỉ là 1,5%, năm 2021 là 3%, năm 2022 là 17,9%.

Kết thúc quý III/2023, NCB có báo cáo tài chính hợp nhất ghi nhận các chỉ số kinh doanh không mấy khả quan. Trước đó, kỳ kế toán 6 tháng đầu năm 2023 của NCB thì lại bộc lộ rất nhiều điểm bất cập trong báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị này. Cụ thể, Kiểm toán nhấn mạnh và lưu ý đến người đọc về các chính sách đặc biệt mà NCB đang áp dụng trong thời gian tái cấu trúc như: Chính sách kế toán đối với cho vay khách hàng, hoạt động mua bán nợ - chi tiết phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; Vốn chủ sở hữu; Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, khoản dự phòng sẽ được trích lập trong 10 năm theo năng lực tài chính từ 2019 đến năm 2028; Lưu ý việc bán nợ cho VAMC và các tổ chức khác sẽ được thực hiện theo Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí diểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng: Việc ghi nhận các khoản chênh lệch giữa giá bán nợ với giá gốc, thoái lãi dự thu của các khoản nợ đã bán trước ngày 31/12/2016 sẽ được phân bổ dần vào kết quả kinh doanh với mức tối thiểu bằng với chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh của năm; Về góp vốn, đầu tư dài hạn; Các khoản phải thu từ hoạt động bán nợ; Khoản phải thu, lãi và phí phải thu thuộc tài sản có khác.

Ở các kỳ kiểm toán năm 2021, 2022 NCB cũng bị kiểm toán nhấn mạnh và lưu ý đến người đọc nhiều điểm trong báo cáo tài chính hợp nhất của đơn vị này.

Từ có lời đến âm lợi nhuận

Trước khi bà Bùi Thị Thanh Hương “cập bến” NCB với ghế Chủ tịch HĐQT thì ngân hàng này vẫn còn ghi nhận lợi nhuận. Năm 2020 NCB ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 1,2 tỷ đồng, năm 2021 con số này tăng lên 1,4 tỷ đồng, có thể nói đây là con số lợi nhuận bết bát so với hệ thống ngân hàng niêm yết. Sau một năm bà Bùi Thị Thanh Hương tại vị ghế Chủ tịch HĐQT NCB, dưới tình hình kinh tế khó khăn chung, ngân hàng này bắt đầu ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trầm trọng. Năm 2022, lợi nhuận sau thuế của NCB chỉ là 8 triệu đồng, tại ngày 30/9/2023 NCB ghi nhận lợi nhuận sau thuế âm 233 tỷ đồng.

NCB: Cho vay lĩnh vực xây dựng cao, tỷ lệ nợ xấu đứng đầu ngân hàng niêm yết
Chủ tịch HĐQT NCB Bùi Thị Thanh Hương không sở hữu cổ phần tại NCB

Lợi nhuận sụt giảm trong kinh doanh khiến HĐQT NCB quyết định đưa ra phương án chào bán cổ phần. Ngày 5/4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ghi nhận việc NCB phát hành thành công 15.000.000 cổ phần trong đợt chào bán cổ phần ra công chúng, nâng tổng vốn điều lệ của NCB từ 4.101 tỷ đồng lên 5.601 tỷ đồng.

Kinh doanh ngày càng bết bát khiến NCB liên tục tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Mới đây, ngày 14/12/2023, Ngân hàng Quốc dân NCB đã thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ năm 2024. Theo đó, số lượng cổ phiếu được NCB chào bán lên đến 620 triệu cổ phiếu, quy ra tương đương số tiền 6.200 tỷ đồng. Qua đó, NCB dự kiến tăng vốn điều lệ từ 5.601 tỷ đồng lên con số hơn gấp đôi là 11.801 tỷ đồng. Việc chuyển nhượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành chào bán.0

Phương án sử dụng nguồn vốn của NCB để: Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất (200 tỷ); Xây dựng nhận diện thương hiệu (200 tỷ); Công nghệ và chuyển đổi số (500 tỷ); Bổ sung nguồn vốn hoạt động kinh doanh để phục vụ nhu cầu: Nâng cao năng lực tài chính và các chỉ số đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro phát sinh trong quá trình hoạt động, Mở rộng hoạt động kinh doanh tại các địa bàn kinh tế trọng điểm, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn đối với một số khách hàng doanh nghiệp chiến lược và các khách hàng liên quan (5.300 tỷ).

Chủ tịch HĐQT không sở hữu cổ phần NCB

Theo báo cáo thường niên năm 2022 được NCB công bố trên Website vào ngày 10/4/2023, thì bà Bùi Thị Thanh Hương - Chủ tịch HĐQT NCB không sở hữu cổ phần nào của ngân hàng này. Trong thành viên HĐQT có 7 người thì chỉ có ông Nguyễn Tiến Dũng sở hữu 1,5883%, ông Phạm Thế Hiệp sở hữu 0,2677% (ông Hiệp đã bị miễn nhiệm ngày 18/6/2022). Trước đó, vị trí chủ tịch HĐQT NCB là ông Nguyễn Tiến Dũng, kể từ khi bà Hương làm Chủ tịch HĐQT thì ông Dũng lui về chức Phó Chủ tịch HĐQT NCB. Đến tháng 9/2023, ông Dũng xin từ chức Phó Chủ tịch NCB.

Bạn đang đọc bài viết NCB: Cho vay lĩnh vực xây dựng cao, tỷ lệ nợ xấu đứng đầu ngân hàng niêm yết. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).