0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 02/05/2024 07:10 (GMT+7)

Lợi nhuận ngân hàng quý I/2024: Khởi sắc và phân hoá mạnh

Theo dõi KT&TD trên

Trong quý I/2024, lợi nhuận ngành ngân hàng đã ghi nhận kết quả khởi sắc tuy nhiên vẫn có sự phân hóa. Các ngân hàng lớn và vừa đạt kết quả tích cực, trong khi các nhà băng nhỏ có lợi nhuận sụt giảm.

Lợi nhuận ngân hàng quý I/2024: Khởi sắc và phân hoá mạnh

Xếp hạng lợi nhuận quý I/2024 của 28 ngân hàng

Đến nay, toàn bộ 28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2024.

Sau khi trải qua một năm 2023 nhiều khó khăn, lợi nhuận của các ngân hàng đã bứt tốc ngay trong quý I/2024 . Nếu năm 2023, tổng lợi nhuận của 28 ngân hàng chỉ tăng trưởng 3,8% và có nhiều thời điểm từng giảm so với năm trước thì ngay đầu quý I năm nay, lợi nhuận trước thuế của những ngân hàng này đã tăng 11%, đạt 72.087 tỷ đồng. Trong số 28 nhà băng, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ.

Cụ thể, Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí “quán quân” toàn ngành về lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế quý I/2024 của ngân hàng này đạt 11.221 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái.

Techcombank đứng vị trí “á quân” với lợi nhuận trước thuế đạt 7.802 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Lợi nhuận của Techcombank cũng bỏ khá xa các ngân hàng tư nhân trên thị trường.

BIDV xếp ở vị trí thứ ba với lãi trước thuế 7.390 tỷ đồng, tăng 7% so với đầu năm. VietinBank đứng ở vị trí thứ 4 với lợi nhuận 6.210 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, MB tụt xuống vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng do chi phí dự phòng rủi ro tăng vọt trong bối cảnh nợ xấu gia tăng. Ngân hàng này thu về 5.795 tỷ đồng trong quý I, giảm 11%.

Từ Top 6 đến Top 10 trong bảng xếp hạng lợi nhuận cao nhất quý I/2024 lần lượt gọi tên các nhà băng: ACB (4.892 tỷ đồng), VPBank (4.182 tỷ đồng), HDBank (4.028 tỷ đồng), SHB (4.017 tỷ đồng) và LPBank (2.886 tỷ đồng).

Trong Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất quý I/2024, ngoại trừ MB và ACB ghi nhận lợi nhuận giảm nhẹ so với cùng kỳ thì 8 ngân hàng còn lại đều có tăng trưởng dương.

Những vị trí dưới trong TOP 10 có sự xáo trộn đáng kể. Trong đó, VPBank đã cải thiện 4 bậc, từ ngân hàng lãi cao thứ 10 lên vị trí số 7, còn SHB lại tụt xuống hạng 9. VIB rời khỏi vị trí thứ 9, trong khi LPBank bất ngờ lọt vào TOP 10 nhờ mức tăng trưởng lợi nhuận tới 84% và đạt 2.886 tỷ đồng. LPBank đã vượt qua loạt nhà băng như Sacombank, VIB, TPBank để vọt lên Top 10 toàn ngành.

Từ vị trí thứ 11-20 trong bảng xếp hạng lần lượt là các ngân hàng: Sacombank (2.654 tỷ đồng), VIB (2.500 tỷ đồng), TPBank (1.829 tỷ đồng), MSB (1.530 tỷ đồng), SeAbank (1.506 tỷ đồng), OCB (1.214 tỷ đồng), NamAbank (1.000 tỷ đồng), Eximbank (661 tỷ đồng), BacABank (339 tỷ đồng) và VietAbank (248 tỷ đồng).

Những vị trí còn lại trong bảng xếp hạng lần lượt là: Kienlongbank (214 tỷ đồng), ABBank (178 tỷ đồng), PGBank (116 tỷ đồng), VietBank (73 tỷ đồng), BVBank (69 tỷ đồng), Saigonbank (68 tỷ đồng), BaoVietBank (8 tỷ đồng) và NCB (âm 42 tỷ đồng).

Trong danh sách này, có 18/28 ngân hàng báo cáo lợi nhuận tăng trưởng dương, trong đó dẫn đầu là BVBank (165%), LPBank (84%) và VPBank (64%). Ở chiều ngược lại, có 10 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận kém hơn cùng kỳ, dẫn đầu là ABBank (giảm 71%), Vietbank (giảm 63%) và SaigonBank (giảm 35%).

Ngân hàng có mức tăng lợi nhuận nhiều nhất là Techcombank, thêm gần 2.200 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là VPBank với mức tăng hơn 1.600 tỷ đồng và LPBank với mức tăng hơn 1.300 tỷ đồng.

Lợi nhuận ngân hàng quý I/2024: Khởi sắc và phân hoá mạnh

Lợi nhuận ngân hàng từ đâu?

Nhìn chung, thu nhập lãi thuần tăng so với cùng kỳ do biên lãi thuần (NIM) phục hồi và chi phí dự phòng giảm là nguyên nhân chính hỗ trợ cho lợi nhuận của ngân hàng.

Theo báo cáo của “quán quân” Vietcombank, động lực tăng trưởng chính của ngân hàng này đến từ thu nhập lãi thuần (lãi từ hoạt động cho vay), tăng 18,6%, đạt hơn 14.200 tỷ đồng. Lãi từ kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán của nhà băng này cũng có kết quả khả quan.

Trong khi đó, “á quân” Techcombank có tổng thu nhập hoạt động (TOI) và lợi nhuận trước thuế lần lượt tăng 32% và 39% so với cùng kỳ năm trước, nhờ thu nhập lãi, phí và các hoạt động khác tăng trưởng ấn tượng, đồng thời duy trì quản trị chi phí chặt chẽ.

Tại VietinBank, nhà băng này cho biết, đóng góp chính vào đà tăng trưởng lợi nhuận quý I năm nay là khoản thu nhập lãi thuần tăng 20% so với cùng kỳ năm trước, đạt 15.174 tỷ đồng. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh cũng ghi nhận tăng trưởng dương trong quý vừa qua.

Thu nhập lãi thuần quý I của VietinBank tăng mạnh là do tăng trưởng tín dụng tích cực. Tính riêng quý I, tăng trưởng tín dụng của VietinBank đạt 3,7% và đến cuối tháng 4 là 4,1%, cao hơn nhiều so với mức tăng chung toàn ngành (hơn 1%).

Ngoài doanh thu từ hoạt động lãi thuần, báo cáo tài chính quý I của các ngân hàng có lợi nhuận tăng trưởng cũng cho thấy, đóng góp vào bức tranh lợi nhuận của ngân hàng của mảng dịch vụ khá lớn.

Đơn cử, tại TPBank, mảng đầu tư chứng khoán đã mang về lợi nhuận đáng kể cho nhà băng này khi thu nhập từ mảng này tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm trước.

Còn MSB ghi nhận khoản lãi hơn 550 tỷ đồng từ mảng kinh doanh ngoại hối, tương đương 54% lãi thuần hoạt động này trong cả năm 2023.

Với nhóm ngân hàng sụt giảm lợi nhuận, lý do được đưa ra là phải gia tăng trích lập dự phòng rủi ro là.

Tại MB, theo lãnh đạo nhà băng này, nguyên nhân chính khiến lợi nhuận sụt giảm đến từ thu nhập hoạt động cốt lõi kém khả quan và ngân hàng tăng cường trích lập dự phòng. Thu nhập lãi thuần của MB trong quý I chỉ ở mức 9.062 tỷ đồng, giảm 11,4% so với cùng kỳ, trong khi ngân hàng này tăng khá mạnh chi phí dự phòng rủi ro với mức tăng 46,4% lên 2.707 tỷ đồng.

Giới chuyên gia nhận định, lợi nhuận của ngành ngân hàng nhìn chung sẽ vẫn yếu do hoạt động dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn có thể tăng lên, trong khi biên lãi thuần vẫn chịu áp lực và tăng trưởng tín dụng vẫn yếu.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, dự báo lợi nhuận ngân hàng cả năm nay có thể tăng 10-15% nhưng có sự phân hóa giữa các ngân hàng tùy thuộc vào năng lực tài chính, kế hoạch tăng trưởng tín dụng được phê duyệt, chất lượng tài sản, phát triển dịch vụ...

Minh Dũng

Bạn đang đọc bài viết Lợi nhuận ngân hàng quý I/2024: Khởi sắc và phân hoá mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.