0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 28/02/2024 07:33 (GMT+7)

Lí giải nguyên nhân xuất khẩu gạo sang Pháp tăng đột biến

Theo dõi KT&TD trên

Pháp đã bất ngờ vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam trong tháng đầu năm với khối lượng tăng đột biến 184 lần so với tháng trước.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong tháng đầu năm đạt 512.265 tấn, trị giá 362,3 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 7% về trị giá so với tháng trước, đồng thời tăng 42,8% về lượng và tăng tới 94,5% về trị giá so với tháng 1/2023 (tháng có nhiều ngày nghỉ Tết Nguyên đán).

Trong đó, Philippines tiếp tục thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 với khối lượng đạt 280.944 tấn, chiếm 54,8% thị phần và vượt xa con số 27.256 tấn của thị trường lớn tiếp theo là Indonesia.

Đáng chú ý, Pháp đã nhập khẩu kỷ lục 17.919 tấn gạo từ Việt Nam trong tháng đầu năm, tương đương trị giá 18,6 triệu USD, gấp 164 lần về lượng và gấp 184 lần về trị giá so với tháng trước; trong khi cùng kỳ năm ngoái Việt Nam không ghi nhận xuất khẩu gạo sang thị trường này.

Lí giải nguyên nhân xuất khẩu gạo sang Pháp tăng đột biến - Ảnh 1

Với kết quả này, Pháp vươn lên đứng thứ tư về về lượng và thứ hai về kim ngạch nhập gạo của Việt Nam với thị phần chiếm lần lượt là 3,5% và 5,1%. Gạo thơm là chủng loại được Pháp nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam trong tháng 1 chiếm 97% tỷ trọng, còn lại 2% là gạo trắng và 1% là gạo Nhật. Đặc biệt, giá xuất khẩu gạo bình quân sang thị trường Pháp lên đến 1.040 USD/tấn, cao nhất trong số các thị trường mua gạo Việt Nam.

Trong tháng 1, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã kéo dài đà tăng sang tháng thứ 9 liên tiếp với bình quân 707 USD/tấn, tăng 2,8% so với tháng 12/2023 và tăng đến 36,2% so với tháng đầu năm 2023.

Ông Phan Văn Có – Giám đốc Marketing Công ty TNHH Vrice Group cho biết, xuất khẩu gạo sang Pháp trong tháng đầu năm tăng vọt cho thấy các loại gạo thơm, gạo chất lượng cao của Việt Nam đã được người tiêu dùng tại Pháp đánh giá cao. Và mức giá 1.040 USD/tấn là mức rất cao trong những năm qua. “Đây là thị trường khó tính song sẵn sàng chi trả cao cho các sản phẩm có chất lượng”, ông Có cho biết.

Cũng theo ông Có, sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ tháng 8/2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU nói chung và thị trường Pháp nói riêng đã có bước tăng trưởng khá ấn tượng.

Năm 2023, xuất khẩu gạo sang EU đạt gần 104.000 tấn, thu về 71,7 triệu USD, tăng 10% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2022. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp xuất khẩu gạo sang EU vượt hạn ngạch mà EU cam kết dành cho Việt Nam theo Hiệp định EVFTA.

Riêng với thị trường Pháp – đây là nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai trong khối EU, chiếm tới 35% tổng lượng gạo xuất khẩu vào EU của Việt Nam. Năm 2023 nước này nhập khẩu tổng cộng gần 600.000 tấn gạo từ thế giới, trong đó Việt Nam là nguồn cung gạo lớn thứ 10, và chiếm 3,2% thị phần.

Tuy nhiên, theo ông Có, lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu đi châu Âu không đáng kể so với tổng lượng hàng sản xuất. Bên cạnh đó, việc giá gạo Việt Nam quá cao một thời gian dài như vừa qua đã làm mất nhiều hợp đồng cho các giao dịch trong tháng 3, tháng 4 và tháng 5/2024.

Bạn đang đọc bài viết Lí giải nguyên nhân xuất khẩu gạo sang Pháp tăng đột biến. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.