0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 15/09/2023 07:11 (GMT+7)

Kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia

Theo dõi KT&TD trên

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Kinh tế số sẽ chiếm 30% trong GDP vào năm 2030

Ngày 14/9, tại Nam Định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Kinh tế Trung ương, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Diễn đàn quốc gia về phát triển Kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình”.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết số 52-NQ/TW đã xác định phát triển kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia và đề ra mục tiêu vào năm 2025 kinh tế số Việt Nam sẽ chiếm 20% GDP và tăng lên 30% vào năm 2030.

Gần đây nhất, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030” cũng đã coi chuyển đổi số là phương thức mới có tính đột phá để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững.

Kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia - Ảnh 1
Kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Kết quả thực hiện trong thời gian qua là rất tích cực và đáng ghi nhận. Điển hình tỷ trọng đóng góp của kinh tế số vào GDP ngày càng tăng. Theo ước tính và báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 14,96%.

Báo cáo thường niên kinh tế số e-Connomy SEA do Google và Temasek nghiên cứu công bố tốc độ tăng trưởng kinh tế số Việt Nam năm 2022 là 28%, dẫn đầu trong các quốc gia Đông Nam Á. Năm 2022 có hơn 1.400 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có doanh thu từ thị trường nước ngoài, tăng gần 20% so với năm 2021.

Hạ tầng số được tăng cường đầu tư, nhiều nền tảng số tiếp tục được phát triển. 60 nền tảng, ứng dụng di động phục vụ người dân của Việt Nam có trên 1 triệu người dùng hàng tháng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng số lượng người dùng hàng tháng trên các ứng dụng di động Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023 vượt mức 500 triệu, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm 2022.

Chuyển đổi, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài

Theo Bộ trưởng, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Các doanh nghiệp công nghệ số muốn thành công thì phải am hiểu bối cảnh Việt Nam. Bài toán Việt Nam sẽ tạo ra lời giải và sản phẩm Việt Nam, tạo ra cách tiếp cận Việt Nam.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam phải đi con đường Việt Nam và vì thế có cơ hội tiến lên đi đầu. Một lý luận về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam có ý nghĩa quyết định.

Kinh tế số là tất cả các hoạt động dựa trên hoặc được đổi mới bởi công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số, kỹ năng số. Kinh tế số được đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt. Mọi doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới.

Kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia - Ảnh 2
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn.

Với người lao động có kỹ năng số để làm việc. Người dân tự tin và an toàn sử dụng các dịch vụ số. Chính phủ cung cấp các dịch vụ công online, dễ dùng, sử dụng dữ liệu để dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá thể hóa của người dân. Chính phủ cũng tạo ra môi trường sống, làm việc online, tạo ra niềm tin trong nền kinh tế số.

Bộ trưởng nhấn mạnh, muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, các yếu tố sản xuất mới và động lực mới. Bộ trưởng nhấn mạnh, không gian mới là kinh tế số; lực lượng sản xuất mới là công nghệ số; nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số; yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số và động lực mới là đổi mới sáng tạo số.

Phát triển kinh tế số Việt Nam cần phải xây dựng thể chế số, hạ tầng số, niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, lĩnh vực. Cùng với đó phải thực hiện quản trị số, đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và thu hút nhân tài số.

Đề cập đến các vấn đề cơ bản của kinh tế số, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển kinh tế số Việt Nam dựa trên 3 trụ cột gồm: Quản trị số; Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị cho nền kinh tế và Phát triển các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó lõi là công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) chiếm 20-30% và 70-80% là kinh tế số ngành được sinh ra do chuyển đổi số các ngành.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định mục tiêu của phát triển kinh tế số là làm cho người dân giàu có hơn, mục tiêu phát triển của xã hội số là làm cho người dân hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số. Các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo phải được sử dụng đúng đắn, có đạo đức để hướng tới thực hiện những mục tiêu vì con người.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Kinh tế số là trụ cột, nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình chuyển đổi số quốc gia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiều ngân hàng tham gia "cuộc đua" cấp tín dụng xanh
Hưởng ứng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, thời gian qua các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều gói tín dụng xanh, các chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất xanh.
Yếu tố nào sẽ tác động đến thị trường chứng khoán trong quý IV/2024
Thị trường chứng khoán đang bước vào giai đoạn quý IV/2024 với nhiều biến động và triển vọng khó lường. Sự kết hợp giữa những yếu tố kinh tế vĩ mô, lãi suất, dòng vốn ngoại và những thay đổi trong chính sách tiền tệ có thể mang đến cả cơ hội và thách thức cho nhà đầu tư.
Đề xuất quy trình biên soạn chỉ tiêu GDP, GRDP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (GRDP).

Tin mới

Uống cà phê như một thói quen ăn kiêng
Một nghiên cứu mới cho thấy rằng tiêu thụ vừa phải cà phê và caffeine thường xuyên có thể có lợi để ngăn ngừa các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Đà Nẵng: Xử phạt 32 triệu đồng trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp trên địa bàn Quận Sơn Trà
Trong tháng 10/2024, Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đột xuất và xử phạt đối với 03 tổ chức, cá nhân trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng thực hiện hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Tổng số tiền xử phạt là 32.000.000 đồng.
Sống sau lũ 2024 - Cùng đồng bào hướng đến tương lai
Sống sau lũ 2024 là một chương trình xã hội với mục tiêu trao tặng con giống, vật nuôi và những hỗ trợ cần thiết giúp bà con vùng chịu ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) nhanh chóng ổn định sinh kế, từng bước tái thiết cuộc sống và hướng tới một tương lai tươi sáng.
Thái Nguyên: Kiểm tra, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Đoàn kiểm tra thuộc Đội Quản lý thị trường số 1 tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong sản xuất, kinh doanh đối với Hộ kinh doanh L.V.H do ông L.V.H làm chủ, có địa chỉ tại phường Trung Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, phát hiện gần 1.600 đơn vị sản phẩm không rõ nguồn gốc