0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 18/08/2023 13:56 (GMT+7)

Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững

Theo dõi KT&TD trên

Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững, nhằm thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo về công nghệ số trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn để hỗ trợ thực hiện các cam kết “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC) của Việt Nam trong ngành nông nghiệp.

Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững, nhằm thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo về công nghệ số trong ngành nông nghiệp.  
Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững, nhằm thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo về công nghệ số trong ngành nông nghiệp.

Tại hội nghị “Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững” các chuyên gia nhận định, tại Việt Nam, cơ sở hạ tầng số ở khu vực nông thôn vẫn cần được cải thiện. Quy mô ứng dụng chuyển đổi số vẫn cần được mở rộng và đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương. Nhận thức và kỹ năng sử dụng thiết bị thông minh của nông dân còn hạn chế, diện tích canh tác nhỏ; doanh nghiệp nông nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư cho chuyển đổi số. Vì vậy, chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương, doanh nghiệp.

Ông Hoàng Trung - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, nhấn mạnh rằng: “Chuyển đổi số nông nghiệp và phát triển nông thôn là yêu cầu tất yếu khách quan, là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của cả hệ thống, của ngành, doanh nghiệp, khoa học công nghệ và đặc biệt là người nông dân. Chuyển đổi số chính là phương thức quan trọng giúp người nông dân, doanh nghiệp sản xuất nông sản chất lượng, với chi phí thấp nhất, nhưng đạt lợi nhuận cao nhất”.

Ông Hoàng Trung cũng cho biết, Bộ NN&PTNN đã thành lập Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin, chuyển đổi số, an toàn thông tin của Bộ NN&PTNN để thúc nông nghiệp xanh và bền vững tại Việt Nam.

Ảnh minh họa.  
Ảnh minh họa.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung vào số hóa dữ liệu để phục vụ việc ứng dụng số hóa trong ngành NNPTNT trong thời gian tới.

Hiện nay, tỉ lệ nông dân Việt Nam sử dụng internet hằng ngày khá cao. Đây là một trong những thuận lợi giúp nông dân ứng dụng số hóa vào trong sản xuất. Việc ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ giúp sản phẩm nông, lâm, thủy sản của nông dân đáp ứng được đòi hỏi của thị trường về tính minh bạch trong quá trình sản xuất, truy xuất nguồn gốc sản phẩm mà chuyển đổi số còn giúp nông dân gia tăng giá trị, hiệu quả của sản phẩm nông, lâm, thủy sản.

Bên cạnh đó, Ông Patrick Haveman, Phó trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam cho rằng, hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon được số hóa đối với 2 mặt hàng xuất khẩu, gồm thanh long và tôm của Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối với chính quyền địa phương, doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng hướng đến "nền kinh tế xanh".

"Việc tuân thủ các chuẩn mực 'xanh' và tiêu chuẩn 'xanh' là yêu cầu như một xu hướng mới. Bằng việc sử dụng công nghệ để thúc đẩy các hoạt động kinh doanh thông minh thích ứng với khí hậu và tạo sinh kế bền vững của nông dân địa phương, chúng ta đang cùng nhau mở đường cho một tương lai xanh hơn, thịnh vượng hơn cho nền nông nghiệp Việt Nam", ông Patrick Haveman chia sẻ.

Với hệ thống truy xuất nguồn gốc carbon được số hóa, người tiêu dùng trong nước và quốc tế khi mua hoặc nhập khẩu thanh long từ vùng sản xuất trọng điểm Bình Thuận có thể quét mã QR để truy xuất nguồn gốc trái cây và mức độ "thực hành xanh” hoặc thân thiện với môi trường được áp dụng để sản xuất ra trái cây này một cách minh bạch nhất. Trong bối cảnh chuyển đổi xanh trong nông nghiệp, đây là một công cụ quan trọng để các nhà sản xuất và doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam theo dõi và quản lý mức độ phát thải khí nhà kính của chuỗi cung ứng và tránh những rào cản không cần thiết khi xuất khẩu sang các thị trường giá trị cao, thường là nơi đang tiến tới áp dụng cơ chế điều chỉnh carbon qua biên giới.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Chuyển đổi số hướng tới nông nghiệp xanh và phát triển bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Căn cứ xác định hành vi gian lận trong đấu thầu
Đơn vị của ông Nguyễn Gia Luyến (Bắc Ninh) là chủ đầu tư một dự án liên quan đến giao thông, hạ tầng kỹ thuật và đang tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp với phương thức lựa chọn nhà thầu là 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ (phát hành E-HSMT trước ngày 1/1/2024).
Hải Dương: Khu công nghiệp Cộng Hòa ngập nặng
Do ảnh hưởng của bão số 3, Khu công nghiệp Cộng Hòa ở thành phố Chí Linh (Hải Dương) bị ngập nặng, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các nhà đầu tư thứ cấp.
Bắt quả tang 1 thẩm phán nhận hối lộ
Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa bắt quả tang một thẩm phán Tòa án nhân dân huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang) về hành vi nhận hối lộ.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).