0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 28/03/2025 14:21 (GMT+7)

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Theo dõi KT&TD trên

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn.

Tác động của tăng trưởng đầu tư tư nhân đối với tổng cầu

Về quy mô, theo số liệu của Cục Thống kê, khu vực kinh tế tư nhân trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. Trong đó, bộ phận doanh nghiệp đăng ký chính thức đóng góp hơn 10% GDP và khu vực hộ kinh doanh cá thể, hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại và các cơ sở kinh tế, cá nhân kinh doanh khác chiếm khoảng 40% GDP. Khu vực này tạo việc làm cho khoảng 85% lao động cả nước. Như vậy, kinh tế tư nhân hiện nay quyết định tới số lượng và chất lượng của hơn 50% GDP của Việt Nam.

Nhận định tại Hội thảo "Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân", TS. Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam khẳng định: Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong tổng cầu và do vậy đóng vai trò quyết định tới tốc độ tăng trưởng. Sự đóng góp này thể hiện qua đầu tư tư nhân, tiêu dùng của doanh nghiệp và các cơ sở kinh tế và đóng góp của kinh tế tư nhân cho xuất nhập khẩu.

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân
Khu vực kinh tế tư nhân trong nước hiện đóng góp xấp xỉ 50% GDP. (Ảnh minh họa: Lê Thanh Hà)

Từ góc độ tổng cầu, khu vực kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp tới gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Cũng từ góc độ đầu tư vốn là một cấu phần quan trọng của tổng cầu, khu vực tư nhân đang đóng vai trò quan trọng về đầu tư.

Kinh tế tư nhân hiện đang đóng góp 56% tổng đầu tư toàn xã hội. Đây là tỷ trọng rất cao so với mức 28% của khu vực kinh tế nhà nước và 16% của khu vực FDI. Trong tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt khoảng 174 tỷ USD vào năm 2025, đầu tư tư nhân sẽ đóng góp khoảng 96 tỷ USD hay xấp xỉ 56%. Đầu tư công sẽ chỉ đóng góp khoảng 36 tỷ USD, khu vực FDI khoảng 28 tỷ USD, và đầu tư khác khoảng 14 tỷ USD.

“Như vậy, chỉ cần đầu tư của kinh tế tư nhân tăng 1% sẽ mang lại mức tăng về giá trị tuyệt đối tương đương với việc đầu tư công phải tăng 2,5% và đầu tư nước ngoài phải tăng 3,5%. Tác động của tăng trưởng đầu tư tư nhân trong nước đối với tổng cầu lớn hơn rất nhiều so với đầu tư từ khu vực công và khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”, TS. Lê Duy Bình nhấn mạnh.

Tạo việc làm và sinh kế cho hơn 80% lực lượng lao động

Các doanh nghiệp tư nhân đã vượt qua khu vực doanh nghiệp nhà nước, khu vực FDI và khu vực hành chính công về phương diện tạo thu nhập cho người lao động và khoảng cách này ngày một nới rộng hơn. Hiện nay khu vực kinh tế tư nhân đang tạo việc làm và sinh kế cho hơn 80% lực lượng lao động. Việc làm do các doanh nghiệp khu vực tư nhân tạo ra đã giúp hàng triệu người lao động dịch chuyển từ các công việc có lương thấp hơn trong lĩnh vực nông nghiệp, sang làm việc ở những ngành có năng suất cao hơn với mức lương cao hơn.

Hiện nay, một công nhân trong các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong nước có thu nhập cao gấp 3 lần so với một nông dân bình thường. Các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân không chỉ tạo sinh kế, việc làm và còn tạo cơ hội để việc làm tốt hơn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân, đóng góp cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân thu hút phần lớn lực lượng lao động. (Ảnh minh họa: Lê Thanh Hà)

Các doanh nghiệp tư nhân đóng góp đáng kể vào sự mở rộng của phạm vi che phủ của bảo hiểm xã hội và các chương trình an sinh xã hội. Theo TS Lê Duy Bình, các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân đóng một vai trò chủ chốt trong việc tăng số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước từ 9,2 triệu năm 2010, lên khoảng 17,5 triệu người, đạt 38,08% lực lượng lao động trong độ tuổi; và khoảng 14,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đạt 31,18% lực lượng lao động trong độ tuổi tính đến năm 2023.

“Với những nỗ lực đang tiếp diễn về cải cách doanh nghiệp nhà nước và cải cách khu vực công, rõ ràng là kinh tế tư nhân sẽ là khu vực chịu trách nhiệm chính cho mục tiêu đến năm 2025 có khoảng 45%, và đến năm 2030 có khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW. Đây là một số ví dụ cho thấy kinh tế tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam”, lãnh đạo Economica nhận định.

Theo ông Lê Duy Bình, hiện nay, khu vực doanh nghiệp nhà nước nắm giữ tài sản gần 4 triệu tỷ đồng, sở hữu 20,5% nguồn vốn của khu vực doanh nghiệp. Thế nhưng, đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước không đồng đều, tập trung vào một số doanh nghiệp lớn. Khu vực doanh nghiệp nhà nước sở hữu nguồn vốn lớn nhưng sử dụng chưa hiệu quả, chưa được như mong muốn và chưa thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng của đất nước.

Cùng với sự phát triển của khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tư nhân trong đó nòng cốt là các doanh nghiệp tư nhân đã trở thành một lực lượng quan trọng và dần dần trưởng thành. Tuy nhiên, mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong nước còn lỏng lẻo, và nền kinh tế còn tồn tại hiện tượng ba nền kinh tế trong một nền kinh tế. Sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn được đánh giá là dưới tiềm năng và cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa để trở thành nhân tố quan trọng để thúc đẩy quá trình chuyển dịch sang mô hình kinh tế dựa nhiều trên hiệu quả, kinh tế tri thức, dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

“Để kích hoạt tiềm năng vô cùng to lớn của khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta cần những quyết sách để nuôi dưỡng tinh thần doanh nghiệp, để quyền tự do kinh doanh được củng cố mạnh mẽ hơn nữa và doanh nghiệp được thực sự được phép tự do làm những điều pháp luật không cấm.

Những quyết sách đó sẽ tạo nền tảng để quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của người dân và doanh nghiệp tiếp tục được khẳng định. Phương thức điều hành của cơ quan quản lý dựa nhiều hơn trên các nguyên tắc, công cụ thị trường hơn là các quyết định hành chính”, ông Lê Duy Bình nhấn mạnh.

Bảo Thoa

Bạn đang đọc bài viết "Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm 2025
Bảng xếp hạng Top 10 Công ty Vật liệu xây dựng uy tín năm nay gồm có Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Tổng Công ty Viglacera - CTCP, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty Cổ phần Vicostone...
Gỡ bỏ “rào cản” để kinh tế tư nhân phát triển
Kinh tế tư nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, phần lớn vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên gặp không ít “rào cản” để mở rộng phát triển như thiếu vốn, thiếu kết nối, thiếu sự đổi mới công nghệ… Thậm chí, không ít doanh nghiệp tư nhân “không muốn lớn”.
DOJI Group đồng hành Festival Huế 2025
Sự đồng hành của Tập đoàn DOJI không chỉ góp phần nâng cao tầm vóc của Festival Huế 2025, mà còn thể hiện cam kết của doanh nghiệp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
Câu chuyện thành công của các ông lớn trà sữa
Sự thành công của những thương hiệu trà sữa nổi tiếng không chỉ là kết quả của hương vị độc đáo hay xu hướng thị trường mà còn được định hình bởi chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản. Đây là một hành trình dài hàng chục năm, không ngựa tốc độ tăng trưởng mà lựa chọn một lối đi khác biệt.

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.
Cảnh báo “sốt đất ảo” theo thông tin sáp nhập tỉnh, thành
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.