0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 16/03/2025 07:20 (GMT+7)

Khơi thông các "điểm nghẽn" để kinh tế tư nhân phát triển

Theo dõi KT&TD trên

Kinh tế tư nhân đóng vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, đặc biệt lực lượng DN tư nhân đã góp phần thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm thay đổi “diện mạo” đất nước, tạo dấu ấn, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Những nỗ lực cải cách chính sách của Chính phủ thời gian qua đã tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Qua các kỳ Đại hội, các Nghị quyết của Đảng đều tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Quan điểm của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân ngày càng sáng tỏ, cùng với các chính sách chung và chính sách đặc thù được ban hành trong thời gian qua đã có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiếp tục là khu vực có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế.

Khơi thông các
Khơi thông các "điểm nghẽn" thể chế, thúc đẩy tinh thần kinh doanh để kinh tế tư nhân phát triển. (Ảnh minh hoạ)

Trong bối cảnh mới của đất nước, các đại biểu cho rằng cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Vì vậy, đề án phát triển kinh tế tư nhân phải khơi thông các điểm nghẽn, tháo gỡ rào cản thể chế; tạo ra môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch để kích hoạt, huy động tối đa nguồn lực trong dân, khai thác tiềm năng, trí tuệ và tinh thần kinh doanh; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.

Đặc biệt, đề án phải đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách mang tính đột phá, vượt trội để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững, là lực lượng nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Ngày 15/3, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo để lên khung chương trình, các nhiệm vụ, quan điểm, mục tiêu, định hướng chính xây dựng Đề án trình Bộ Chính trị.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân, nhắc lại tại cuộc làm việc của Tổng Bí thư Tô Lâm với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương đều thống nhất đánh giá, khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất.

Với mục tiêu phấn đấu có 2 triệu doanh nghiệp vào năm 2030, bảo đảm cả số lượng và chất lượng, Phó Thủ tướng cho rằng cần làm rõ hơn nội dung về phát triển các doanh nghiệp dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…

Với các nhóm chính sách, cần phân loại, làm rõ hơn chính sách với từng nhóm doanh nghiệp (như doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khởi nghiệp) và theo từng vấn đề như đất đai, tiền tệ - ngân hàng, tài chính - tài khóa, công nghệ, liên kết…

Trong đó, lãnh đạo Chính phủ lưu ý các giải pháp phải táo bạo, mạnh mẽ, đột phá; làm rõ hơn luận cứ, căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, căn cứ chính trị, kinh nghiệm quốc tế để đưa ra các giải pháp; làm rõ các giải pháp để khi ban hành có tính khả thi cao, đi vào được cuộc sống, mang lại hiệu quả.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông các "điểm nghẽn" để kinh tế tư nhân phát triển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đổi mới sáng tạo phát triển kinh tế tư nhân là không có giới hạn
Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước
Khởi nghiệp thời AI: Cơ hội nào cho người đi sau?
Trong làn sóng công nghệ đang cuộn trào, trí tuệ nhân tạo (AI) đã không còn là thuật ngữ xa lạ mà đang dần trở thành nền tảng cốt lõi của mọi lĩnh vực – từ chăm sóc sức khỏe, tài chính, sản xuất đến giáo dục và nghệ thuật.

Tin mới

Lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh siết chặt kiểm tra thị trường sữa và thực phẩm chức năng
Trước tình trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả xuất hiện tại nhiều địa phương, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương vào cuộc, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.