0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 05/11/2024 16:55 (GMT+7)

Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội theo mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng

Theo dõi KT&TD trên

Đó là một trong những mục tiêu chính trong Kế hoạch của Bộ Xây dựng thực hiện Quyết định số 927/QĐ-TTg ngày 30/08/2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/05/2024 của Ban Bí thư

Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát triển nhà ở xã hội trong tình hình mới (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội theo mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng
Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại khu vực đô thị.

Kế hoạch của Bộ Xây dựng được ban hành theo Quyết định số 1017/QĐ-BXD ngày 1/11/2024. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Mục tiêu của Bộ Xây dựng khi ban hành Kế hoạch là tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) để thu hút, khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia đầu tư, phát triển NƠXH và thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng.

Theo Kế hoạch, Bộ Xây dựng đặt ra 4 mục tiêu cụ thể đến năm 2030. Mục tiêu thứ nhất là cả nước xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu. Mục tiêu thứ hai là hoàn thành xây dựng ít nhất 1 triệu căn NƠXH cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp tại khu vực đô thị.

Mục tiêu thứ ba là thực hiện tốt việc hỗ trợ nhà ở theo các chương trình mục tiêu, nhất là đối với người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở, hộ nghèo ở tại khu vực nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Mục tiêu thứ tư là đảo đảm 100% người có công và gia đình người có công với cách mạng được chăm lo tốt về nhà ở.

Kế hoạch cũng đưa ra 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm dành cho các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng trong thời gian tới. Một là tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW. Hai là tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân hướng tới 4 mục tiêu cụ thể của Kế hoạch vào năm 2030.

Ba là tổ chức tập huấn, tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các Luật này.

Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội theo mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng
Kế hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên cả nước.

Bốn là nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển NƠXH theo hướng mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng, phát triển bền vững, phát thải carbon thấp. Năm là nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia TCVN về nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp.

Sáu là nghiên cứu xây dựng tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về NƠXH phát thải carbon thấp. Bảy là hoàn thành xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó có NƠXH.

Tám là nghiên cứu thành lập, thiết lập cơ chế hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước chuyên đầu tư phát triển NƠXH: Nghiên cứu xây dựng Đề án thí điểm giao đất không qua đấu thầu cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư phát triển NƠXH.

Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện, thường xuyên đôn đốc, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.

Bạn đang đọc bài viết Khuyến khích phát triển nhà ở xã hội theo mô hình xanh, sử dụng tiết kiệm năng lượng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.