0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 21/12/2023 06:54 (GMT+7)

Hưng Hà (Thái Bình): Hàng nghìn m2 nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

Theo dõi KT&TD trên

Hàng nghìn m2 nhà xưởng được xây dựng trái phép trên diện tích đất nông nghiệp ở thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nhiều năm mà không hề bị kiểm tra xử lý.

Theo phản ánh của người dân tổ dân phố (TDP) Đặng Xá, thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Đầu năm 2022 tại TDP Đặng Xá xuất hiện hộ gia đình anh Phạm Văn Hà tự ý xây dựng nhà xưởng để sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp rộng hàng nghìn m2, mà không hề bị chính quyền địa phương kiểm tra xử lý.

Bà Giang người dân ở TDP Đặng Xá cho biết: Không hiểu sao ở chỗ nhà xưởng của anh Hà trước kia là khu chuyển đổi nuôi trồng, nằm giữa cánh đồng. Mà đầu năm 2022 anh Hà tiến hành xây dựng lên một nhà xưởng chắc chắn rộng đến hàng nghìn m2 mà không bị chính quyền địa phương kiểm tra, xử lý, yêu cầu tháo rỡ. Trong khi đó người dân chúng tôi chỉ được phép xây dựng 20m2 chòi để đồ, hễ có xây rộng ra hơn tý để tiện có chỗ ở trông coi thì không được.

Theo ghi nhân của phóng viên tại khu vực nhà xưởng của anh Hà ở TDP Đặng Xá, thị trấn Hưng Nhân, tại thời điểm ghi nhận nhà xưởng của anh Hà nằm giữa cánh đồng, có lối đi đường bê tông từ trong làng đi ra, đây là lối đi ra đồng canh tác của người dân. Xung quanh nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 là toàn bộ ruộng canh tác của người dân. Nhà xưởng được xây dựng kiên cố bằng khung thép Ramin, có cổng hướng mặt đường bê tông nội đồng rộng, thuận tiện cho xe chở hàng ra vào xưởng để sản xuất.

Theo tìm hiểu được biết, chủ nhà xưởng tên là Phạm Văn Hòa, hiện đang làm Giám đốc Phòng giao dịch Hồng Minh (Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Hưng Hà).

Để làm rõ việc nhà xưởng xây dựng kiên cố, trái phép trên diện tích nông nghiệp tại TDP Đặng Xá, thị trấn Hưng Nhân, phóng viên đã liên hệ với UBND huyện Hưng Hà và được biết huyện Hưng Hà đã giao và yêu cầu lãnh đạo UBND thị trấn Hưng Nhân làm việc với phóng viên. Nhưng nhiều lần phóng viên liên hệ để làm việc với ông Đặng Quang Tứ, Chủ tịch UBND thị trấn Hưng Nhân đều không được. Phải chăng ông Tứ cố tình né tránh làm việc với phóng viên hay cố tình né tránh trách nhiệm khi để nhà xưởng xây dựng rộng hàng nghìn m2 trên diện tích đất nông nghiệp.

Việc nhà xưởng xây dựng rộng hàng nghìn m2 trên diện tích đất nông nghiệp khiến người dân thị trấn Hưng Nhân vô cùng bức xúc và hoài nghi về việc lãnh đạo UBND thị trấn Hưng Nhân có cố tình bao che, buông lỏng cho nhà xưởng xây dựng và hoạt động trái phép trên đất nông nghiệp hay không? Cần lắm sự vào cuộc của lãnh đạo UBND huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP như sau:

Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm b và d khoản 1 Điều 57 của Luật Đất đai...

2. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta.

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.

c) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta.

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

3. Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.

Theo đó, hành vi tự ý xây dựng xưởng sản xuất trên đất trồng cây hàng năm là việc chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì tùy thuộc vào diện tích đất mà có hình thức và mức xử phạt tương ứng cụ thể trên.

Đồng thời, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.

Bạn đang đọc bài viết Hưng Hà (Thái Bình): Hàng nghìn m2 nhà xưởng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Đề xuất chuyển Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư
Bộ Giao thông vận tải đề xuất đổi tên Cục Đường cao tốc Việt Nam thành Cục Quản lý công tư, đồng thời kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ của Cục này để bảo đảm bao quát toàn bộ các nhiệm vụ về đầu tư theo hình thức PPP cho phù hợp với pháp luật hiện hành, bối cảnh hiện tại và xu hướng tương lai.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).