0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 23/11/2024 08:08 (GMT+7)

Hơn 50% thị phần mua sắm trực tuyến do Gen Z "chiếm lĩnh"

Theo dõi KT&TD trên

Thế hệ Gen Z (những người sinh từ năm 1997 đến 2012) đang nhanh chóng trở thành lực lượng tiêu dùng chủ đạo trong kỷ nguyên số.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và thói quen tiêu dùng trực tuyến, Gen Z hiện đang "chiếm lĩnh" hơn 50% thị phần mua sắm trực tuyến, đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách thức và xu hướng tiêu dùng.

Công ty Phân tích Dữ liệu YouNet ECI mới đây đã công bố báo cáo về dự báo xu hướng tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam giai đoạn 2025 - 2028. Theo báo cáo, phân theo độ tuổi, nhóm mua sắm hàng tuần chiếm 53,4% là Gen Z và 46,6% là Millennials (thế hệ sinh từ 1981-1995).

Khảo sát của YouNet Media tại các thành phố Việt Nam cho thấy, có đến 62,8% người tiêu dùng thực hiện giao dịch trên các sàn thương mại điện tử ít nhất một lần mỗi tuần. Tuy nhiên, thu nhập khác nhau đã dẫn đến sự khác biệt rõ rệt giữa hai thế hệ này về tần suất mua sắm, mức chi tiêu, danh mục sản phẩm yêu thích và cách thức ra quyết định khi mua sắm trực tuyến.

Hơn 50% thị phần mua sắm trực tuyến do Gen Z "chiếm lĩnh" - Ảnh 1

Báo cáo đặc biệt nhấn mạnh rằng Gen Z là nhóm dẫn đầu trong việc sáng tạo và thích nghi với các xu hướng mới. Khoảng 51% Gen Z cho biết họ bị ảnh hưởng bởi các xu hướng trên mạng xã hội khi lựa chọn sản phẩm mới. Các sản phẩm mà nhóm này thường xuyên mua sắm trên các sàn thương mại điện tử chủ yếu thuộc các lĩnh vực thời trang, sắc đẹp và chăm sóc cá nhân.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra, giá trị giỏ hàng trung bình của Gen Z trong ba ngành hàng này đang chiếm ưu thế, từ đó giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử hoạch định các chiến lược phù hợp để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này. Hơn nữa, 55% người tiêu dùng Gen Z thường tham khảo ý kiến từ các micro-influencers (những người có ảnh hưởng từ 10.000 – 100.000 người theo dõi trên mạng xã hội) có phong cách giống họ trước khi đưa ra quyết định mua hàng, đặc biệt là trong các lĩnh vực thời trang và làm đẹp.

Với Gen Z không đơn thuần chỉ mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, họ đang tạo ra một văn hóa mua sắm mới. Với tiêu chí "cá nhân hóa" và "trải nghiệm", họ tìm kiếm những sản phẩm và dịch vụ độc đáo, phù hợp với cá tính riêng. Việc mua sắm trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của Gen Z, không chỉ để đáp ứng nhu cầu vật chất mà còn là một cách để thể hiện bản thân và kết nối với cộng đồng. Việc chiếm lĩnh hơn 50% thị phần mua sắm trực tuyến cho thấy Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta mua sắm.

Thế hệ Millennials, dù đứng sau Gen Z, cũng có nhu cầu mua sắm cao. Mặc dù các đơn hàng của họ có giá trị cao hơn do tiềm năng kinh tế lớn hơn, Millennials vẫn tập trung vào các sản phẩm chăm sóc cá nhân như thời trang và làm đẹp, nhưng cũng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm điện gia dụng và điện tử tiêu dùng.

Với nhu cầu mua sắm khác biệt, Millennials đặt ra yêu cầu cao hơn về dịch vụ và độ tin cậy khi mua sắm trực tuyến. Các yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định mua hàng của họ bao gồm: chính sách hoàn trả và bảo hành rõ ràng, phương thức thanh toán thuận tiện, và khả năng thỏa thuận về thời gian giao hàng. Giá cả và mã khuyến mãi chỉ đứng ở vị trí thứ 5 và 10 trong danh sách ưu tiên.

Thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam hiện đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng thích nghi với công nghệ và mua sắm trực tuyến nhiều hơn. Với dân số trẻ, yêu công nghệ và tốc độ tăng trưởng Internet cao, Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á.

Dựa trên những yếu tố này, dự báo tăng trưởng của thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt đến mức tối đa 35% CAGR (tăng trưởng kép hàng năm) từ 2024 đến 2028, cao hơn nhiều so với những dự báo trước đây. YouNet ECI cũng ước tính tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam có thể đạt 49,9 tỷ USD vào năm 2028, nếu tận dụng tối đa các cơ hội tăng trưởng hiện nay.

Bạn đang đọc bài viết Hơn 50% thị phần mua sắm trực tuyến do Gen Z "chiếm lĩnh". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt trên 681 tỷ USD
Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (từ ngày 01/11 đến ngày 15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD, giảm 9,7% (tương ứng giảm 3,58 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 10/2024.
Thị trường Halal: Cơ hội vàng cho nông sản Việt Nam vươn xa
Thị trường Halal toàn cầu, với giá trị dự kiến đạt 10.000 tỷ USD vào năm 2028, đang mở ra cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam. Nhờ nguồn nguyên liệu chất lượng và tiềm năng xuất khẩu mạnh mẽ, Việt Nam có thể trở thành nhà cung cấp hàng đầu, nếu tận dụng tốt lợi thế và vượt qua thách thức.
Vì sao nên áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong lĩnh vực thực phẩm?
Để có đủ điều kiện hoạt động sản xuất thực phẩm, các tổ chức cần phải có đầy đủ chứng nhận an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý chất lượng. Do đó HACCP là một trong những hệ thống giúp doanh nghiệp đạt được những điều kiện và đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm.
Giá vàng tuần này được dự báo sẽ tăng mạnh
Thị trường vàng bước vào tuần mới với nhiều tín hiệu lạc quan, khi giới chuyên gia đồng loạt nhận định giá loại kim loại quý này sẽ tiếp tục tăng mạnh. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, vàng đang trở thành lựa chọn toàn hàng đầu của nhà đầu tư.

Tin mới

Phát triển nhà ở xã hội cần sự chung tay của Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp và ngân hàng
Nhà ở xã hội không chỉ là giải pháp an cư cho người lao động thu nhập thấp mà còn là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Tuy nhiên, để phát triển nhà phát triển ở xã hội vững chắc, cần có sự hợp tác giữa Nhà nước, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và ngân hàng.