0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 09/05/2023 18:07 (GMT+7)

Hà Nội: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Theo dõi KT&TD trên

UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất.

Hà Nội: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất
Thành phố sẽ kiểm soát thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai.

Kế hoạch nêu nhiều nhiệm vụ cụ thể từ nay đến 2025, 2030, 2045. Trước mắt, trong giai đoạn đến 2025, thành phố sẽ thực hiện rà soát, lập phương án sử dụng đất, phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các đơn vị trực thuộc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy định của Chính phủ.

Cùng với đó, sẽ rà soát các dự án nông nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ, các dự án du lịch có yếu tố tâm linh, dự án xây dựng công trình trên không, công trình ngầm… để điều chỉnh, đảm bảo phù hợp theo quy định của pháp luật.

Thành phố đặt mục tiêu hoàn thành và triển khai hiệu quả Đề án quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả tài sản công tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố; xây dựng đề án khai thác quỹ đất vùng phụ cận các dự án đường giao thông trọng điểm để tạo vốn phát triển tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy định.

Bên cạnh đó, sẽ đẩy nhanh tiến độ lập Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; các Quy hoạch phân khu đô thị vệ tinh còn lại chưa phê duyệt; Quy hoạch khai thác có hiệu quả quỹ đất hai bên bờ sông Hồng và sông Đuống; Quy hoạch xây dựng, cải tạo lại các chung cư cũ trên địa bàn thành phố; Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội.

“Tổ chức thực hiện hiệu quả Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; lập Quy hoạch chi tiết hai bên các tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 – Vùng Thủ đô để khai thác hiệu quả quỹ đất phụ cận các dự án hạ tầng kỹ thuật và hai bên đường tuyến đường để đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu cho ngân sách”, kế hoạch nêu.

Khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai

Kế hoạch cũng nêu, sẽ hoàn thiện các quy định về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, trong đó, yêu cầu, các sở, ngành, UBND cấp huyện tham mưu, quản lý chặt chẽ việc quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp Nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ khi chuyển thành công ty cổ phần, đảm bảo thực hiện đúng phương án sử dụng đất được duyệt.

Kế hoạch của thành phố cũng yêu cầu các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã nghiên cứu, tham mưu đề xuất việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án riêng và tổ chức thực hiện độc lập đối với các công trình, dự án nhóm B thuộc lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục, cấp thoát nước, xử lý rác thải trên địa bàn thành phố.

“Xây dựng chính sách giải phóng mặt bằng đặc thù đối với dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5 – Vùng Thủ đô; quy định các thửa đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phần diện tích đất còn lại của thửa đất sau thu hồi không đủ điều kiện tiếp tục sử dụng; chính sách bồi thường, hỗ trợ áp dụng cho các dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; thực hiện phân cấp, ủy quyền tăng tính chủ động cho địa phương trong công tác giải phóng mặt bằng”, kế hoạch của UBND thành phố nêu.

Thành phố sẽ kiểm soát thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững, khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về kinh doanh bất động sản, hoạt động sàn giao dịch bất động sản, hoạt động môi giới bất động sản để kịp thời xử lý, chấn chỉnh đảm bảo đúng quy định.

Cùng với đó, tiến hành kiểm tra, rà soát các dự án nhà ở, kinh doanh bất động sản, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong thủ tục đầu tư, đất đai, quy hoạch, xây dựng… thúc đẩy triển khai tạo nguồn cung cho thị trường, bảo đảm việc đưa bất động sản vào kinh doanh phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, minh bạch, lành mạnh, không để thất thu thuế của Nhà nước; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, nhà ở thu nhập thấp, cải tạo, sửa chữa chung cư cũ.

Ngọc Linh

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.