0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 07/02/2025 07:01 (GMT+7)

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng mạnh

Theo dõi KT&TD trên

Theo Cục Thống kê Thành phố Hà Nội, tháng 1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Thành phố ước tính đạt 84,9 nghìn tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng trước và 26,4% so với cùng kỳ năm 2024.

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng mạnh
Tháng 1 năm nay, trùng với dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ nên nhu cầu tiêu dùng của người dân đã tăng mạnh trong những ngày cận Tết.

Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 55 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% và tăng 27,4%; doanh thu từ khách sạn, nhà hàng đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% và tăng 36,1%; doanh thu từ du lịch lữ hành đạt 2,3 nghìn tỷ đồng, tăng 3,5% và tăng 14,8%; doanh thu dịch vụ khác đạt 16 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Tháng 1 năm nay, trùng với dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ nên nhu cầu tiêu dùng của người dân đã tăng mạnh trong những ngày cận Tết. Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Thành ủy và UBND Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt công tác ổn định thị trường, đảm bảo cung cầu cho các mặt hàng thiết yếu. Các doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng tăng cường hàng hóa từ 5-20% so với kế hoạch phục vụ Tết 2024. Tại các điểm bán, lượng hàng hóa đã được tăng cường từ 30-35%, sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, với tỷ trọng hàng Việt Nam chiếm 85-90%.

Đặc biệt, Thành phố đã thiết lập 128 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản an toàn, kết nối với 926 đầu mối, chuỗi và cơ sở cung ứng nông, lâm, thủy sản từ 43 tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời, hơn 70 sự kiện, hội chợ, tuần hàng giới thiệu sản phẩm phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân đã được tổ chức tại các quận, huyện, thị xã, và các khu công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân. Ngoài ra, 110 điểm bán sản phẩm OCOP và 91 điểm chợ Hoa Xuân cũng được mở cửa phục vụ dịp Tết.

Công tác bán hàng đa phương tiện cũng được chú trọng, với 268 website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử của hệ thống phân phối truyền thống trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt, hơn 3.000 sản phẩm OCOP từ các tỉnh, thành đã được giới thiệu và kết nối tiêu thụ tại Hà Nội, cùng với 500 nghìn tấn hàng hóa từ các địa phương khác.

Bên cạnh đó, 192 xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu và xăng dầu đã được cấp phép hoạt động 24/24h trong khu vực nội thành để đảm bảo lưu thông hàng hóa không bị gián đoạn, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết.

Song song với công tác chuẩn bị nguồn hàng, Thành phố cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan chú trọng không để đứt gãy chuỗi cung ứng, tránh tình trạng khan hiếm hàng hóa và sự biến động giá cả, đảm bảo nguồn hàng phong phú, đa dạng, đồng thời giữ mức giá ổn định để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, giúp người dân đón Tết đầm ấm và thuận lợi.

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Bão sale" quanh năm: Người tiêu dùng được gì, mất gì?
Những năm gần đây, khái niệm “bão sale” đã không còn là điều gì xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ những đợt giảm giá rầm rộ vào các dịp lễ lớn như Black Friday, Tết Nguyên đán hay 11/11, 12/12… đến các chương trình khuyến mãi luân phiên hàng tuần, hàng tháng trên các nền tảng thương mại điện tử
Những vấn đề cần chú ý khi vay nhanh bằng đăng ký xe
Vay nhanh bằng đăng ký xe từ lâu đã trở thành giải pháp tài chính giúp người có nhu cầu cấp bách giải quyết khó khăn mà không cần thế chấp tài sản. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn một số vấn đề mà nếu không chú ý...
Thị trường đồ uống không cồn lên ngôi
Giữa làn sóng thay đổi trong thói quen tiêu dùng, thị trường đồ uống không cồn đang âm thầm bứt phá và dần chiếm lĩnh vị thế vững chắc trong ngành thực phẩm – đồ uống.
Cơn sốt matcha khuấy đảo F&B Việt: Từ xe đẩy đến chuỗi triệu đô
Trong vài năm qua, matcha đã trở thành cơn sốt không chỉ trong giới trẻ mà còn lan rộng khắp ngành F&B Việt Nam. Từ những xe đẩy vỉa hè đến các chuỗi nhượng quyền triệu đô, matcha đang thay đổi mạnh mẽ thói quen thưởng thức đồ uống, đặc biệt là với những biến tấu sáng tạo và hương vị độc đáo.
Cà phê mang đi: Ngon – rẻ nhưng liệu có an toàn?
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, cà phê mang đi đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của nhiều người. Với giá thành phải chăng và hương vị đậm đà, những ly cà phê "take-away" này đáp ứng nhu cầu nạp năng lượng nhanh chóng cho người tiêu dùng.

Tin mới

"Bão sale" quanh năm: Người tiêu dùng được gì, mất gì?
Những năm gần đây, khái niệm “bão sale” đã không còn là điều gì xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ những đợt giảm giá rầm rộ vào các dịp lễ lớn như Black Friday, Tết Nguyên đán hay 11/11, 12/12… đến các chương trình khuyến mãi luân phiên hàng tuần, hàng tháng trên các nền tảng thương mại điện tử
Cẩn trọng sốt đất ảo trước sáp nhập tỉnh, thành
Sau mỗi đợt sốt đất, nhiều nhà đầu tư mua vào ở đỉnh giá phải chôn vốn trong thời gian dài hoặc chấp nhận cắt lỗ. Các chuyên gia khuyến cáo, cần cẩn trọng trước những cơn sốt ảo, nhất là trong thời điểm chuẩn bị sáp nhập tỉnh, thành như hiện nay.