0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 29/08/2023 06:45 (GMT+7)

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam giữ vị trí cao nhất thế giới

Theo dõi KT&TD trên

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong phiên giao dịch ngày 28/8, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng vượt qua giá gạo Thái Lan và Pakistan.

Cụ thể, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam giao dịch ở mức 643 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 628 USD/tấn.

Trong khi đó, gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan chỉ đạt 630 USD/tấn, Pakistan ở đạt 608 USD/tấn. Loại gạo 25% tấm xuất khẩu của Thái Lan đạt 563 USD/tấn, Pakistan đạt 533 USD/tấn. Ấn Độ không ghi nhận số liệu về giá xuất khẩu hai loại gạo trên.

Như vậy, giá gạo 5% tấm của Việt Nam hôm nay cao hơn của Thái Lan 13 USD/tấn và cao hơn gạo Pakistan 35 USD/tấn; còn gạo 25% tấm của Việt Nam cao hơn Thái Lan 65 USD/tấn và cao hơn Pakistan 95 USD/tấn. Giá gạo Việt Nam xuất khẩu đang ở mức cao nhất thế giới.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam giữ vững vị trí cao nhất
Nhu cầu đối với gạo Việt Nam ở mức cao đẩy giá tăng liên tục những ngày qua.

Trước đó, ngày 25/3, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt mức cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu. Trong đó, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam trong ngày 25/8 ở mức 638 USD/tấn, tăng 105 USD/tấn so với ngày 19/7 (thời điểm trước khi Ấn Độ cấm xuất khẩu). Giá gạo 25% tấm cũng từ mức 513 USD/tấn hôm 19/7 lên mức 623 USD/tấn.

Gạo 5% tấm của Thái Lan ngày 25/8 chỉ giao dịch ở mức 628 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 565 USD/tấn.

Thời gian qua, giá gạo xuất khẩu liên tục tăng cao, điều này có sự tác động rất lớn từ việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo và áp mức thuế đối với gạo xuất khẩu. Cụ thể, ngày 20/7, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati – loại gạo chiếm gần một nửa lượng xuất khẩu gạo của Ấn Độ và chiếm khoảng 17% tổng xuất khẩu gạo của thế giới.

Trong khi giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giữ vững vị trí cao nhất thế giới, thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu cú sốc mới từ quyết định áp đặt mức thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu của Chính phủ Ấn Độ. Mức thuế sẽ có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài đến ngày 16/10 tới.

Quyết định trên được Bộ Tài chính Ấn Độ thông báo vào tối 25/8 nhằm kiểm soát tình trạng giá tăng, trong khi đảm bảo nguồn cung đủ cho thị trường trong nước.

Với biện pháp mới này, Ấn Độ hiện đã áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với tất cả các loại gạo không phải là basmati, vốn chiếm 25% tổng xuất khẩu gạo của nước này.

Việc áp đặt thuế suất 20% đối với gạo đồ xuất khẩu có thể sẽ đẩy giá loại gạo này lên cao hơn nữa trên thị trường thế giới. Gạo đồ là loại gạo mà phần thóc được ngâm trong nước nóng sau đó mới được gia công chế biến.

Lệnh cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo ngoại trừ gạo basmati trước đó đã thúc đẩy một số khách hàng tăng mua gạo đồ và nâng giá loại gạo này lên cao kỷ lục, một đại lý có trụ sở tại Mumbai cho biết.

Với mức thuế mới nhất, gạo đồ Ấn Độ sẽ trở nên đắt đỏ tương tự gạo từ Thái Lan và Pakistan. Người mua hiện nay hầu như không có lựa chọn nào khác.

Hoàng Hậu

Bạn đang đọc bài viết Giá gạo xuất khẩu Việt Nam giữ vị trí cao nhất thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.