0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 18/07/2024 15:33 (GMT+7)

Đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội khai thác từ cuối tháng 7

Theo dõi KT&TD trên

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, dự kiến đến cuối tháng 7 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng tuyến đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội.

Ngày 17/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì Phiên họp thứ 2 của Tổ công tác giúp việc Ban Chỉ đạo để chỉ đạo tiến độ triển khai các công trình, dự án đường sắt đô thị TP.Hà Nội và TP.HCM.

Báo cáo tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết, tại phiên họp thứ nhất (ngày 15/5/2024), Phó Thủ tướng giao 16 nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương.

Đến nay, Hà Nội đã xây dựng kế hoạch hoàn thành tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội; vận hành thử đoạn trên cao; hoàn thành thẩm duyệt phòng cháy, chữa cháy, đào tạo nhân sự.

Đối với tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, Bộ GTVT đã phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng chỉ đạo triển khai đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; tổ chức kiểm tra hiện trường, rà soát các điều kiện nghiệm thu; hoàn thiện các thủ tục và ký kết phân bổ vốn vay cho đoạn đi ngầm; thành lập hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường.

Đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến sẽ đưa vào khai thác từ cuối tháng 7 - Ảnh 1
Dự kiến đến cuối tháng 7/2024 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.

Đại diện UBND TP.Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn cho biết, dự kiến đến cuối tháng 7/2024 sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội.

Tương tự, dự án tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên (TP.HCM) đã hoàn thành thủ tục điều chỉnh thời gian thực hiện, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, bố trí nguồn vốn đầu tư.

Hiện tại, TP.HCM đang đẩy nhanh hoàn thành thi công các hạng mục còn lại; thực hiện chạy thử, vận hành hệ thống, báo cáo an toàn hệ thống, nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy, chấp thuận về môi trường… để đưa vào sử dụng trong tháng 12/2024.

Tại cuộc họp, Tổ công tác đã nghe báo cáo, góp ý nội dung 2 đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị TP.Hà Nội, TP.HCM đến năm 2035, nhất là về các cơ chế, chính sách đặc thù, phương án huy động nguồn lực phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thành phố và cả nước.

Lãnh đạo các Bộ GTVT, Tư pháp, Xây dựng cho rằng, đây là những đề án lớn, phức tạp, liên quan đến nhiều chuyên ngành, trong điều kiện pháp luật còn nhiều vướng mắc, nếu cần nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng, kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế và thực tế triển khai đầu tư trong thời gian qua để đề xuất mục tiêu, giải pháp xây dựng tuyến đường sắt đô thị hiện đại, đồng bộ.

Phát biểu kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Hà Nội, TP.HCM phấn đấu đưa vào khai thác đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, tuyến đường sắt Bến Thành - Suối Tiên sớm hơn tiến độ đề ra.

Phó Thủ tướng yêu cầu hai địa phương tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia có mạng lưới tàu điện ngầm phát triển, hiện đại, cần lựa chọn được những đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu để hoàn thiện, thẩm định quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị với tầm nhìn trăm năm.

Về 2 đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM, Phó Thủ tướng yêu cầu có sự thống nhất về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế chính sách chung, đồng thời tính đến đặc thù về của địa phương. Bộ GTVT chịu trách nhiệm tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, mạng lưới đường sắt đô thị của Hà Nội, TP.HCM phải kết nối đồng bộ với đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, bao gồm: Nhà ga, quy chuẩn thiết kế kỹ thuật đường ray, đầu máy, toa xe, hệ thống điều hành…

Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp các bộ, ngành liên quan đánh giá tác động tổng thể đối với nền kinh tế của các đề án phát triển đường sắt đô thị ở Hà Nội, TP.HCM, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công.

Cùng với đó, UBND TP.Hà Nội, UBND TP.HCM tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành xây dựng gói chính sách, phương án huy động nguồn lực xã hội hoá ở mức cao nhất thông qua các hình thức TOD (phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ dọc tuyến giao thông), PPP (đối tác công - tư), BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).

"Các cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới đường sắt đô thị ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh phải đồng bộ, khả thi, cụ thể, chỉ rõ cách làm, ai làm, vướng mắc ở đâu và đề xuất cấp thẩm quyền tháo gỡ," Phó Thủ tướng chỉ rõ.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Đường sắt trên cao đoạn Nhổn - Ga Hà Nội khai thác từ cuối tháng 7. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thanh Trì (Hà Nội): Cần giải quyết dứt điểm đơn kiến nghị tại dự án Khu đấu giá quyền sử dụng đất
Báo điện tử Xây dựng nhận được đơn kiến nghị của ông Nguyễn Đình Hòa trú tại thôn Huỳnh Cung, xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) về việc bố ông là thương binh và được phân chia đất ở phía sau chùa Bé là 314m2 đất ở và một sào rưỡi đất ao thuộc diện tích đất ở từ năm 1954.
Phân khu Victoria: Giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và an nhiên
The Victoria, nơi dành cho ai đang muốn tìm kiếm không gian bình yên nhưng không tách biệt với nhịp sống sôi động. Nơi mà không gian sống được đo lường bằng tiêu chuẩn sang trọng nhưng vẫn giữ nguyên sự thoải mái. Đó cũng là nơi mà bất kỳ ai cũng tìm thấy sự đủ đầy trong từng căn hộ tiện nghi.

Tin mới

Viettel là nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão số 3
 Ngày 17/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) khôi phục mạng di động chất lượng như trước bão cho chính quyền, quân đội, hàng trăm nghìn người dân trên đảo và ngư dân trên biển tại các huyện đảo, xã đảo Quảng Ninh, Hải Phòng bị ảnh hưởng bởi bão số 3.
Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.