0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 23/10/2023 14:49 (GMT+7)

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản: Chỉnh lý điều kiện đối với mua bán nhà ở trong tương lai

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Xây dựng đã báo cáo Chính phủ về việc tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), trong đó có nội dung thống nhất, chỉnh lý điều kiện về giấy tờ quyền sử dụng đất đối với nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh.

Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi): Chỉnh lý điều kiện đối với mua bán nhà ở hình thành trong tương lai
Dự thảo Luật chỉnh lý quy định về điều kiện về giấy tờ về quyền sử dụng theo quy định của Luật Đất đai.

Trước đó, trong bản dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5, quy định về điều kiện đối với nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về quyền sử dụng đất như sau: Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với diện tích đất xây dựng gắn với nhà ở, công trình xây dựng đó. Và chủ đầu tư dự án đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định pháp luật đối với quyền sử dụng đất gắn với nhà ở được đưa vào kinh doanh (khoản 6 Điều 25 dự thảo Luật).

Tuy nhiên, trong quá trình ý kiến, Ủy ban Kinh tế - Quốc hội đã chủ trì chỉnh lý nội dung trên thành khoản 8 Điều 24 mới quy định bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh phải đáp ứng điều kiện về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai, cụ thể:

Có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (gồm: Quyết định giao đất; Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất).

Chủ đầu tư đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đối với diện tích đất gắn với nhà ở, công trình xây dựng hình thành tương lai đưa vào kinh doanh.

Theo Bộ Xây dựng, phương án chỉnh lý này có thay đổi so với nội dung Chính phủ trình nhưng bảo đảm kế thừa quy định của Luật hiện hành, ổn định chính sách và phù hợp thực tiễn. Và cơ quan chủ trì soạn thạo thống nhất với phương án tiếp thu, chỉnh lý của Ủy ban Kinh tế - Quốc hội.

Ngoài điều kiện trên, để đưa vào kinh doanh dự thảo Luật cũng yêu cầu rõ nhà ở, công trình xây dựng đã phải được khởi công xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đồng thời, trong bản dự thảo Luật sau chỉnh lý, tại khoản 4 Điều 24 cũng quy định điều kiện chặt chẽ: “Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư dự án phải có văn bản thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quản lý kinh doanh bất động sản cấp tỉnh về việc nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án bất động sản đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan có thẩm quyền quản lý kinh doanh bất động sản cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra về điều kiện của nhà ở hình thành trong tương lai đưa vào kinh doanh và trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư về nhà ở hình thành trong tương lai có đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; trường hợp trả lời không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do”.

Như vậy, có thể thấy rằng, ngoài điều kiện đối với dự án, dự thảo Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương trong việc kiểm tra các điều kiện này.

Ngày 23/10, khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Hà Nội. Tại Kỳ họp lần này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 9 dự án luật, trong đó có Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) do Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì soạn thảo.

Bạn đang đọc bài viết Dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản: Chỉnh lý điều kiện đối với mua bán nhà ở trong tương lai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.
Sắp có thêm một dự án nhà ở thấp tầng tại quận Long Biên
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành quyết định về việc giao 10.081m2 đất tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên cho Công ty TNHH Việt Thành - Sài Đồng để thực hiện dự án Xây dựng nhà ở thấp tầng ô đất H1-NO1 và H1-NO2.

Tin mới

Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.