0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 20/07/2023 16:08 (GMT+7)

Doanh số smartphone toàn cầu trong quý 2/2023 giảm 8%

Theo dõi KT&TD trên

Thị trường điện thoại thông minh đang ở trong tình trạng khó khăn sau 6 quý liên tiếp giảm doanh số bán hàng. Tuy nhiên các chuyên gia của Canalys đánh giá đang có "ánh sáng cuối đường hầm" với những dấu hiệu phục hồi đầu tiên.

Doanh số bán hàng giảm quý thứ 6 liên tiếp

Theo một báo cáo mới nhất của Counterpoint Research, doanh số smartphone toàn cầu trong quý 2/2023 đã giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là lần đầu tiên doanh số smartphone toàn cầu giảm trong hai năm liên tiếp.

Cụ thể, do được hưởng lợi từ dòng Galaxy A trên toàn cầu, Samsung tiếp tục dẫn đầu thị trường doanh số smartphone toàn cầu quý 2/2023 với 22% thị phần.

Đáng chú ý, mặc dù tổng số lô hàng của Apple giảm, tuy nhiên, doanh số bán hàng của hãng này trong quý 2 lại vọt lên mức cao kỷ lục từ trước đến nay.

Doanh số smartphone toàn cầu trong quý 22023 giảm 8

Xiaomi - thương hiệu lớn thứ ba, đã phải đối mặt với những khó khăn tại các thị trường lớn trước đây của mình là Trung Quốc và Ấn Độ. Xiaomi đang tìm cách bù đắp sự sụt giảm đó bằng việc mở rộng sang các thị trường khác và bằng cách làm mới danh mục đầu tư của mình.

OPPO đã hoạt động tương đối tốt tại thị trường quê nhà Trung Quốc và Ấn Độ (nhờ OnePlus), mặc dù ghi nhận thua lỗ ở Tây Âu.

Vivo (bao gồm cả iQOO) chứng kiến sự sụt giảm ở Trung Quốc kể từ sau quý 2/2022 tăng trưởng mạnh, cũng như sự cạnh tranh mạnh mẽ từ Samsung và OPPO tại các thị trường Ấn Độ và Đông Nam Á.

Nhìn chung, doanh số bán hàng smartphone ở tất cả các khu vực trên toàn thế giới đều giảm. Trong đó, mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở các thị trường phát triển hơn như Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản khi đều ghi nhận mức giảm ở mức 2 con số. Trái lại, các thị trường như Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông và Châu Phi có mức giảm ít hơn.

Phân phúc cao cấp vẫn đắt hàng

Doanh số smartphone toàn cầu trong quý 22023 giảm 8

Trong bối cảnh lạm phát đang còn phức tạp và những khó khăn chung của toàn thị trường, phân khúc điện thoại cao cấp từ 600 USD trở lên vẫn đạt doanh số tăng trưởng tốt.

Theo Ankit Malhotra, chuyên gia phân tích Counterpoint, nhờ trải nghiệm sử dụng tốt và thị trường mang tới nhiều lựa chọn tài chính là những lý do khiến điện thoại cao cấp vẫn bán tốt.

Điện thoại cao cấp được cho là đã đóng góp cao nhất từ trước đến nay vào thị trường chung trong quý 2/2023. Hơn 20% tổng số smartphone được bán trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 thuộc phân khúc giá này. Điều đó có lợi cho Apple, vì phần lớn thiết bị cầm tay của nhà Táo là những thiết bị cao cấp.

Hiện Apple đang thúc đẩy làn sóng “cao cấp hóa” tại nhiều thị trường mới thường không được coi như trước đây. Một ví dụ điển hình là Ấn Độ, khi Apple đã tăng trưởng 50% so với quý 2/2022.

Còn theo thống kê mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Canalys, hàng tồn kho đang giảm dần khi các nhà cung cấp cố gắng loại bỏ các mẫu cũ, dành không gian cho các đợt ra mắt sản phẩm mới mới.

Các công ty công nghệ lớn cũng cố gắng đảm bảo nguồn cung của các thành phần chính nhắm hạn chế sự tăng giá đột ngột.

Các chuyên gia phân tích tại Canalys cho biết: "Oppo, Vivo và Xiaomi đang tăng thị phần ở phân khúc giá dưới 200 USD thông qua các ưu đãi bán hàng và sự cạnh tranh của các nhà bán lẻ. Họ không đơn độc. Các khoản đầu tư ngày càng tăng vào các chiến dịch tiếp thị được nhằm mục tiêu kích thích nhu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm mới ra mắt".

Samsung chuẩn bị ra mắt điện thoại Galaxy mẫu gập mới, có tên gọi Galaxy Unpacked, vào tuần tới trong nỗ lực tăng doanh số điện thoại thông minh trong nửa cuối năm và củng cố vị trí dẫn đầu ở phân khúc cao cấp mới. Galaxy Unpacked dự kiến ra mắt vào ngày 26/7 tại Seoul.

Trung Anh (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Doanh số smartphone toàn cầu trong quý 2/2023 giảm 8%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Trà sữa cốm trân châu dẻo có gì khiến giới trẻ phát cuồng?
Trà sữa cốm trân châu dẻo là sự kết hợp độc đáo giữa hương cốm thanh mát, vị trà sữa béo ngậy và trân châu mềm dẻo tan trong miệng. Thức uống này không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt, chinh phục giới trẻ bằng sự mới lạ và tinh tế.
Trà và cà phê trong văn hóa đại chúng
Trà và cà phê không chỉ là những thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, mà còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa đại chúng trên toàn thế giới.
Iki Matcha Tàu Hủ & Iki Matcha Latte – Dấu ấn matcha mới từ KATINAT
Từ lâu, KATINAT đã trở thành một trong những thương hiệu tiên phong trong việc mang đến những trải nghiệm thức uống độc đáo. Với Iki Matcha Tàu Hủ và Iki Matcha Latte, KATINAT không chỉ giới thiệu hai thức uống mới mà còn mở ra một góc nhìn khác về sự kết hợp giữa matcha Nhật Bản và ẩm thực Việt.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.