0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 06/06/2023 15:08 (GMT+7)

ĐBSCL: Ưu tiên nguồn cát đắp cho các dự án cao tốc

Theo dõi KT&TD trên

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho các dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau với khối lượng của năm 2023.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đến các Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Giao thông Vận tải; các địa phương liên quan về việc điều phối vật liệu cát san lấp các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

ĐBSCL: Ưu tiên nguồn cát đắp cho các dự án cao tốc - Ảnh 1
Tiến độ các tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn chạy qua vùng Đồng bằng sông Cửu Long bị đe dọa vì thiếu cát đắp nền.

Theo đó, Phó thủ tướng đề nghị UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên bố trí ngay nguồn cát đắp cho các dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau (thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Cà Mau) với khối lượng của năm 2023.

Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, địa phương liên quan xác định cụ thể vị trí các khu vực mỏ, sớm triển khai các công việc cần thiết để cung cấp vật liệu cho các dự án.

Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm chỉ đạo chủ đầu tư, nhà thầu chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh để thực hiện các thủ tục khai thác mỏ theo quy định.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn các địa phương, các chủ đầu tư, nhà thầu về các thủ tục khai thác mỏ, việc nâng công suất khai thác mỏ theo quy định.

Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng nhu cầu cát đắp phục vụ thi công hai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau khoảng hơn 18 triệu m3.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, chủ đầu tư dự án đã làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng Tháp, An Giang để thống nhất việc cung cấp vật liệu cát đắp cho các dự án.

Với tình hình đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ có văn bản yêu cầu các tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long phân bổ nguồn cát cho dự án cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang để đáp ứng kế hoạch triển khai trong năm 2023.

Cụ thể, tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mỗi tỉnh phải cung cấp khoảng 3,3 triệu m3, riêng tỉnh Vĩnh Long cung cấp khoảng 2,5 triệu m3 để bảo đảm tiến độ thi công.

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau được xem là tuyến quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi kết nối nhiều tỉnh thành.

Dự án có điểm đầu tại nút giao IC2 (nút giao nối vào quốc lộ 91 - Nam Sông Hậu, TP.Cần Thơ) và điểm cuối nối tuyến tránh TP.Cà Mau.

Công trình khởi công ngày 1.1, dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2026.

Giai đoạn 1, dự án có tổng mức đầu tư hơn 27.200 tỉ đồng, rộng 17 m, 4 làn, chia làm hai dự án thành phần: Cần Thơ - Hậu Giang dài 36,7 km, vốn đầu tư trên 9.700 tỉ đồng; đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài 72,8 km, vốn gần 17.500 tỉ đồng.

Phần lớn dự án đi qua ruộng lúa, kênh rạch, sông ngòi - những nơi có địa chất yếu cần nhiều cát đắp nền.

Yến Thanh

Bạn đang đọc bài viết ĐBSCL: Ưu tiên nguồn cát đắp cho các dự án cao tốc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.