0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 21/05/2025 10:00 (GMT+7)

Danh tiếng không thể là “tấm khiên” trước pháp luật

Theo dõi KT&TD trên

Vụ việc liên quan đến Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên không chỉ là vụ án hình sự mà còn đặt ra hàng loạt câu hỏi đáng suy ngẫm về mối quan hệ giữa danh tiếng, trách nhiệm và pháp luật trong xã hội hiện đại.

Nguyễn Thúc Thùy Tiên từng được xem là một trong những gương mặt nổi bật nhất của Việt Nam trên đấu trường sắc đẹp quốc tế, nhưng vụ việc liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera do cô đồng sáng lập và trực tiếp quảng bá lại cho thấy một mặt tối của sự nổi tiếng và phản ánh thực tế: Danh tiếng không thể là "tấm khiên" trước pháp luật.

Danh tiếng không thể là “tấm khiên” trước pháp luật- Ảnh 1.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên (thứ tư từ phải) bị khởi tố, bắt tạm giam tội lừa dối khách hàng.

Trong xã hội hiện đại, người nổi tiếng với lượng người theo dõi lớn và sức ảnh hưởng mạnh mẽ dễ dàng trở thành kênh truyền thông hiệu quả cho các sản phẩm tiêu dùng.

Thế nhưng, nếu hoạt động quảng cáo mà thiếu sự hiểu biết, chuẩn mực đạo đức, không đi cùng với nghĩa vụ, trách nhiệm, rất dễ biến thành công cụ tiếp tay cho gian dối thương mại.

Đây không phải là lần đầu người nổi tiếng bị vướng vào các vụ việc pháp lý liên quan đến quảng cáo sai sự thật. Nhưng việc một hoa hậu từng được xem là biểu tượng, được nhiều người yêu thích, có tầm ảnh hưởng rơi vào vòng lao lý lại càng cho thấy mức độ nghiêm trọng và hệ lụy của tình trạng buông lỏng chuẩn mực đạo đức trong giới KOLs, nghệ sĩ.

Pháp luật và việc thực thi pháp luật cần kiên quyết, kịp thời và hiệu quả hơn nữa trong việc giám sát, xử lý những hoạt động quảng bá thương mại có yếu tố gian dối.

Ở góc nhìn khác, sự việc lần này không đơn thuần là trách nhiệm của một cá nhân, mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với cả cộng đồng người nổi tiếng. Sự nổi tiếng không phải đặc quyền miễn trừ, mà là một dạng quyền lực cần đi kèm nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ tuân thủ pháp luật và giữ gìn đạo đức nghề nghiệp.

Giới nghệ sĩ, hoa hậu, người có ảnh hưởng cần hiểu rằng công chúng đặt kỳ vọng vào họ không chỉ vì tài năng hay sắc đẹp, mà còn bởi phẩm chất và tính gương mẫu. Khi sử dụng sự nổi tiếng để tác động đến hành vi tiêu dùng, họ đang nắm giữ một trách nhiệm xã hội lớn - không thể xem nhẹ.

Vụ việc Nguyễn Thúc Thùy Tiên có thể phần nào thay đổi cách nhìn nhận về trách nhiệm pháp lý của người nổi tiếng tại Việt Nam.

Đồng thời, nó cũng là dịp để truyền thông, cơ quan quản lý, bản thân người có ảnh hưởng... nhìn lại vai trò của mình trong môi trường số ngày càng phức tạp. Trong một xã hội pháp quyền, chỉ có sự liêm chính, trung thực và tuân thủ pháp luật mới là nền tảng bền vững để xây dựng niềm tin và giá trị thực chất và bền vững.

Bạn đang đọc bài viết Danh tiếng không thể là “tấm khiên” trước pháp luật. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát chất lượng kem chống nắng
Sau khi phát hiện kem chống nắng Hanayuki Sunscreen Body do công ty chồng Đoàn Di Băng phân phối ra thị trường ghi nhãn SPF 50 nhưng kiểm nghiệm chỉ có 2,4, Cục Quản lý dược đã yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý với sản phẩm kem chống nắng...
Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp
Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành:

Tin mới

Doanh nghiệp Việt làm gì để xây dựng thương hiệu đủ sức nhượng quyền?
Thị trường nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam ngày càng sôi động, mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn nhân rộng mô hình kinh doanh và gia tăng độ phủ. Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng sẵn sàng và đủ sức để bước vào sân chơi đầy tiềm năng nhưng cũng không ít thách thức này.
Luật Đấu thầu và yêu cầu sửa đổi khẩn cấp
Chiều 17/5/2025, tại phiên thảo luận tổ của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu và các luật liên quan đến đầu tư công, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ rõ bốn vấn đề rất nghiêm trọng đang tồn tại trong Luật Đấu thầu hiện hành: