0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 28/08/2024 09:42 (GMT+7)

Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố khi điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Việc điều chỉnh lãi suất cho vay đối với nhà ở xã hội là một trong những biện pháp quan trọng nhằm hỗ trợ người dân có thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả mong muốn, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng nhiều yếu tố liên quan để đảm bảo chính sách này vừa khả thi vừa bền vững.

Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố khi điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội.  
Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố khi điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội.

Nghị định số 100/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024 quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội (NOWXH), đã mang đến một loạt thay đổi đáng chú ý liên quan đến việc cho vay nhà ở xã hội.

Một trong những thay đổi đáng chú ý là lãi suất cho vay được điều chỉnh theo mức lãi suất cho vay đối với hộ nghèo do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Mức lãi suất nợ quá hạn cũng được quy định là 130% so với lãi suất cho vay thông thường. Điều này có nghĩa rằng, với lãi suất cho vay hộ nghèo hiện tại là 6,6%/năm, lãi suất cho vay NƠXH tại NHCSXH đã tăng thêm 1,8% so với trước đây.

Theo công bố của Ngân hàng Chính sách xã hội, lãi suất cho vay hộ nghèo hiện nay là 6,6%/năm. Như vậy, lãi suất cho vay với chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội để bán, cho thuê mua là 7,92%/năm (6,6%/năm x 120% = 7,92%/năm). HoREA cho rằng, lãi suất này chỉ thấp hơn một chút so với lãi suất vay 8%/năm hiện nay của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng và thấp hơn lãi suất vay tín dụng thương mại trước đây nhưng vẫn còn cao.

Hiệp hội cho rằng, quy định về lãi suất cho vay đối với “hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ” tại Ngân hàng Chính sách xã hội là 6,6%/năm áp dụng cho năm 2024 là “quá cao” so với mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay tại các ngân hàng thương mại.

Do vậy, HoREA cho rằng rất cần thiết phải xem xét điều chỉnh giảm mức lãi suất cho vay đối với “hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ” tại Ngân hàng Chính sách xã hội về mức lãi suất 3-4,8%/năm là phù hợp.

Theo đó, Hiệp hội đề nghị xem xét cho phép tiếp tục thực hiện quy định mức lãi suất cho vay 4,8%/năm theo Quyết định số 486/QĐ-TTg ngày 10/05/2023 của Thủ tướng Chính phủ, mà tốt nhất là nên xem xét áp dụng mức lãi suất cho vay 3%/năm đối với người mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Đồng thời, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét giảm mức lãi suất cho vay đối với “hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định trong từng thời kỳ” vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội từ mức 6,6%/năm xuống 3-4,8%/năm tương tự như chương trình “cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở” với lãi suất cho vay 3%/năm tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đề xuất này để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của chính sách đối với hộ nghèo và đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội đều được vay ưu đãi với mức lãi suất cho vay 3- 4,8%/năm cho phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

TS Nguyễn Trí Hiếu, Chuyên gia kinh tế đánh giá, mức lãi suất 6,6%/năm là tương đối hấp dẫn và nhấn mạnh cần cố định mức lãi suất này trong nhiều năm để tạo sự ổn định cho người vay. Ông Hiếu lấy ví dụ về lãi suất vay mua nhà tại Mỹ, nơi mức lãi suất có thể lên đến 7,5%/năm nhưng được cố định trong suốt 30 năm, giúp người vay có thể lên kế hoạch tài chính dài hạn mà không lo ngại về sự biến động của lãi suất.

Trước những ý kiến đa chiều liên quan đến việc điều chỉnh lãi suất cho vay NƠXH theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, Phó Tổng Giám đốc NHCSXH Huỳnh Văn Thuận khẳng định với vai trò là đơn vị triển khai thực hiện cho vay, NHCSXH sẽ tiếp thu các ý kiến để báo cáo các Bộ, ngành liên quan, từ đó báo cáo trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. NHCSXH cũng cam kết tiếp tục tập trung triển khai thực hiện chương trình cho vay NƠXH đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ tại Nghị định số 100/2024/NĐ-CP, trong đó có quy định về lãi suất cho vay.

Cũng liên quan đến cho vay nhà ở xã hội, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đang được mở rộng lên thành 140.000 tỷ đồng với 8 ngân hàng tham gia. Theo Ngân hàng Nhà nước, thời hạn cho vay ưu đãi của gói tín dụng dự kiến sẽ tăng lên thành 10 năm, lãi suất ưu đãi tới 3% so với thị trường trong 5 năm đầu và vẫn được hưởng mức lãi suất ưu đãi từ 1-2% trong 5 năm tiếp theo.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Đảm bảo cân đối nhiều yếu tố khi điều chỉnh lãi suất cho vay nhà ở xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.