0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 26/04/2023 07:47 (GMT+7)

Cơ hội lớn của chè Việt tại thị trường Indonesia

Theo dõi KT&TD trên

Hiện nay, chè Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Indonesia, những thách thức của ngành chè Indonesia đang là cơ hội để doanh nghiệp (DN) chè Việt Nam tận dụng, thúc đẩy gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Phát biểu tại Hội nghị kết nối giao thương tại Phú Thọ giữa nhà cung cấp chè khu vực Đông Bắc với các DN xuất khẩu và Tổ chức xúc tiến thương mại, Đại sứ Tạ Văn Thông nhấn mạnh, Indonesia là nước sản xuất chè lớn thứ 8 thế giới, tuy nhiên sản xuất chè của nước này đang phải đối mặt với những thách thức lớn. Trước hết là diện tích sản xuất chè đang giảm; năng suất chè không cao, xuất khẩu chè giảm sút và nhu cầu nhập khẩu chè gia tăng. Chính phủ Indonesia ước tính nhu cầu chè trong nước tăng thêm khoảng 1,4% mỗi năm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Hiện nay, hầu hết sản phẩm chè có chất lượng của Indonesia đều dành để xuất khẩu, chè có phẩm cấp trung bình và phẩm cấp thấp dành cho thị trường trong nước. Các sản phẩm chè tiêu dùng thị trường nội địa tập trung vào chè uống, pha thông thường, chè túi lọc với nhiều loại hương vị và chè đóng chai, uống liền pha hương vị (hiện rất phổ biến trong giới trẻ Indonesia).

Đại sứ Tạ Văn Thông cho rằng, chè Việt Nam đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Indonesia, khi luôn là nước cung cấp chè lớn nhất cho thị trường này nhờ vị trí địa lý (giảm chi phí logistics), thuế ưu đãi. Việt Nam hiện là nguồn cung chè nhập khẩu lớn nhất của Indonesia, chiếm 54% lượng nhập khẩu của Indonesia. Những thách thức của ngành chè Indonesia đang là cơ hội và các DN chè Việt Nam cần tận dụng để thúc đẩy gia tăng xuất khẩu vào thị trường Indonesia.

“Indonesia hiện đang mua chè từ Việt Nam chủ yếu dưới dạng chè nguyên liệu, bao gồm cả trà xanh và đen. Các DN Indonesia nhập khẩu chè từ Việt Nam để bán cho các DN sản xuất đồ uống, hoặc pha trộn với chè nội địa để tạo hương vị riêng hoặc tẩm ướp rồi đóng gói nhỏ để bán. Hiện tại hầu như chưa có các sản phẩm chè đồ uống liền của Việt Nam tại thị trường Indonesia", ông Thông nói.

Tuy nhiên, Đại sứ Tạ Văn Thông cũng nhấn mạnh, sự hiện diện của thương hiệu chè của các DN Việt Nam tại Indonesia còn thực sự hạn chế, chủ yếu do thông tin thị trường hạn chế, chưa có nhiều sự quan tâm của các DN ngành chè, cũng như nhu cầu nhập khẩu của Indonesia ở mức thấp và phẩm cấp chè nhập khẩu không cao.

Để có thể gia tăng xuất khẩu chè sang thị trường Indonesia, Đại sứ Tạ Văn Thông đưa ra một số kiến nghị, cần tập trung đẩy mạnh quảng bá thương hiệu của các DN chè, thúc đẩy quảng bá phân khúc chè chất lượng cao và hữu cơ.

“Cần đa dạng hóa các sản phẩm chè, đặc biệt quan tâm thúc đẩy chè uống liền do nhu cầu đang gia tăng; Các DN chè cần đảm bảo chất lượng hàng giao, thời gian giao hàng và đặc biệt không có các vi phạm về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật để giữ uy tín cho ngành chè Việt Nam", Đại sứ Tạ Văn Thông nêu rõ.

Với vai trò của cơ quan đại diện, Đại sứ Tạ Văn Thông nhấn mạnh, Đại sứ quán, Thương vụ Việt Nam tại Indonesia đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng các DN ngành chè Việt Nam trong công tác xúc tiến, quảng bá mặt hàng chè tại thị trường Indonesia.

Hương Trà

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội lớn của chè Việt tại thị trường Indonesia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng, dầu giảm sâu
Giá xăng RON 95-III giảm so với kỳ điều chỉnh trước, có giá 19.906 đồng/lít (giảm 1.210 đồng/lít).

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.