0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 11/02/2024 07:36 (GMT+7)

Cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tăng tốc, phát triển bứt phá trong năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Việt Nam chịu nhiều tác động của nhu cầu sụt giảm từ bên ngoài trong năm nay, song nền tảng hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có được từ trước thời kỳ đại dịch Covid-19 vẫn được duy trì.

Kinh tế vĩ mô, kinh tế thế giới và Việt Nam đang có nhiều dấu hiệu phục hồi rõ rệt trong những tháng cuối năm 2023 và triển vọng tăng trưởng sáng hơn cho năm 2024.

Nỗ lực phát triển kinh tế

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 theo hướng quý sau cao hơn quý trước. Theo báo cáo của Tổng Cục thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012-2013 và 2020-2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%). Việt Nam cũng kiểm soát tốt lạm phát. Bình quân năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,16% so với năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,25%), nằm trong kế hoạch điều hành Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ với 4,5%.

Cùng với đó, một số chỉ báo kinh tế vĩ mô theo chiều hướng tích cực là giải ngân vốn đầu tư công, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và kiểm soát lạm phát. 11 tháng, cả nước đã giải ngân vốn đầu tư công 461 nghìn tỷ đồng, cao hơn 6,7% và cao hơn 122,6 nghìn tỷ đồng về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.

Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tính đến ngày 20/12/2023 đạt gần 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước, trong đó vốn thực hiện ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất trong 5 năm qua. Xuất khẩu có sự cải thiện trong nửa cuối năm.

Cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tăng tốc phát triển bứt phá trong năm 2024

Điểm sáng là xuất siêu hàng hóa đạt mức kỷ lục 28 tỷ USD, gấp 2,2 lần năm 2022. Xuất khẩu các mặt hàng nông sản tăng trưởng ấn tượng trong khi điện thoại, thời trang, gỗ gặp khó. Các thị trường mà Việt Nam có mức xuất siêu cao nhất gồm Hoa Kỳ và EU, trong khi Trung Quốc là nơi nhập siêu cao nhất. Tương tự, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 14,58% so với năm trước; trong đó ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 14,78%.

Trái phiếu doanh nghiệp, giá trị phát hành cũng đang chuyển biến tích cực. Lũy kế 12 tháng, có 268.000 tỷ đồng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được phát hành, thấp hơn cùng kỳ 1%. Lãi suất bình quân trong 12 tháng đạt 8,3%, cao hơn so với mức trung bình 7,9% của năm 2022. Quan sát số liệu từng tháng cho thấy, giá trị phát hành tháng sau cao hơn tháng trước, riêng tháng 10 giá trị trái phiếu phát hành thành công khoảng 41.000 tỷ đồng, tăng 194% so với tháng 10 năm 2022.

Các chuyên gia của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) dự báo, tăng trưởng GDP năm 2023 ước đạt 5,19%, tuy thấp hơn mức tăng 8,02% của năm 2022, nhưng mức tăng trưởng này cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới. Các kết quả cuối năm 2023 cơ bản rất tích cực, mặc dù không đạt những mục tiêu cao như kỳ vọng hay đặt ra ban đầu, nhưng trong bối cảnh quốc tế, khu vực như hiện nay thì kết quả như vậy là rất tích cực, tạo đà tốt cho việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Còn nhiều thách thức

Trong thời gian vừa qua, sự hỗ trợ phục hồi kinh tế vẫn được Chính phủ chú trọng thực hiện. Một số chính sách hỗ trợ đã được Quốc hội đồng ý kéo dài sang năm 2024 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước hồi phục. Dù vậy, theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, những khó khăn năm 2024 còn hiện hữu.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 ước đạt 5,03%. Con số này mặc dù cao hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới, nhưng đã không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,5% và thấp hơn mức tăng 8,02% của năm 2022. Các doanh nghiệp sản xuất đang đối diện những thách thức rất lớn. Khu vực kinh tế trong nước vẫn chưa mạnh để hướng ra thị trường quốc tế nhiều hơn. Cơ cấu kinh tế chậm chuyển dịch theo hướng hiện đại. Hoạt động xuất nhập khẩu vẫn phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tăng tốc phát triển bứt phá trong năm 2024

Bên cạnh đó, thị trường bất động sản đã rơi vào tình cảnh đóng băng từ cuối năm 2022 do vướng mắc pháp lý, cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp. Thị trường thừa sản phẩm ở những phân khúc cao, thiếu hàng ở phân khúc thấp. Tương tự, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng hoạt động trầm lắng; năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp giảm; nợ xấu có xu hướng gia tăng...

Trên thế giới, xung đột địa chính trị thế giới vẫn tiếp tục phức tạp và khó lường. Mặt khác, lạm phát toàn cầu vẫn được dự báo ở mức cao 5,8%, thậm chí cao hơn năm 2023 (5,2%). Do đó, việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ vẫn khó khăn, đòi hỏi linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, ông Shanaka Peiris, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Khu vực thuộc Vụ châu Á-Thái Bình Dương của IMF cho rằng Việt Nam đang gặp khó về các lĩnh vực xuất khẩu hay bất động sản và ngành tài chính, nhưng đang có sự hồi phục. Khi những biện pháp cải cách được thực hiện, Việt Nam sẽ vượt qua được "những cơn gió ngược ngắn hạn" và sẽ duy trì được động lực tăng trưởng trong trung hạn, dựa trên sự hội nhập vào chuỗi cung ứng giá trị cũng như dòng vốn FDI.

Khai thác động lực tăng trưởng mới

Năm 2024, Chính phủ sẽ ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước. Trong Kỳ họp thứ 6 vừa kết thúc, Quốc hội đã thông qua mục tiêu tăng trưởng năm 2024 là 6 - 6,5%, tương tự như năm 2023.

Nhiều tổ chức quốc tế dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam tương đương mục tiêu Quốc hội thông qua. Cụ thể, Standard Chartered đưa ra dự báo cao nhất ở mức 6,7%. Ngân hàng HSBC dự báo GDP Việt Nam tăng 6,3%. Các đơn vị dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2024 ở mức 6% gồm: Ngân hàng United Oversea, Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng UOB của Singapore.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng GDP năm 2024 trong đó ở kịch bản cơ sở (dễ xảy ra), GDP tăng 6%, kịch bản cao là 6,5% và kịch bản thấp là 5,5%. Ước tính này tương đối sát với dự báo gần nhất của một số định chế tài chính quốc tế (WB - 5,5%; IMF - 5,8%; ADB - 6%).

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, năm 2024, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể đi ngang hoặc giảm nhẹ nhưng Việt Nam dự kiến sẽ phục hồi ở mức 6 - 6,5%. Nền kinh tế có nhiều động lực cho tăng trưởng cả năm 2023 và 2024, như: Sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và dòng vốn đầu tư toàn cầu; thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại; dịch vụ, tiêu dùng tăng khá; đầu tư công được đẩy mạnh, rủi ro tài khóa ở mức trung bình, dư địa chính sách vẫn còn; lạm phát và lãi suất đang giảm, tỷ giá cơ bản ổn định, rủi ro nợ xấu trong tầm kiểm soát…

Cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tăng tốc phát triển bứt phá trong năm 2024

Để đạt được mức tăng trưởng GDP cao trong năm 2024, nhóm nghiên cứu CIEM đưa ra giải pháp là cần tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tập trung nhiều hơn các động lực tăng trưởng kinh tế; thúc đẩy tiếp tục cải thiện thể chế và môi trường kinh doanh.

Để kinh tế Việt Nam có thể phục hồi mạnh mẽ vào năm 2024, Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi cho rằng, Việt Nam cần linh hoạt các giải pháp để giải quyết những khó khăn, thách thức đang gặp phải. Thực tế, quá trình đổi mới sáng tạo, chuyển dịch năng lượng… đang mang đến những cơ hội mới để Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường mới, gia tăng giá trị và hàm lượng hàng hoá, cũng như thúc đẩy xuất khẩu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể tăng cường thu hút đầu tư, tận dụng những công nghệ tiên tiến như công nghệ bán dẫn, trí tuệ nhân tạo,… nhằm khai thác hiệu quả các cơ hội này để phát triển ở mức cao hơn, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Với mục tiêu hàng đầu năm 2024 là tăng trưởng kinh tế, một trong những định hướng chính sách được Thủ tướng nhấn mạnh trong phiên họp Chính phủ ngày 6/12 là thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Trong đó, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cần thúc đẩy mạnh mẽ 6 vùng kinh tế - xã hội; tập trung phát triển kinh tế tại các đô thị lớn để tiếp thêm động lực cho tăng trưởng. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tranh thủ các cơ hội mới từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất, thương mại, đầu tư toàn cầu và khu vực, thu hút đầu tư, phát triển các ngành, lĩnh vực chíp bán dẫn, linh kiện…; thu hút nguồn lực tài chính xanh, tín dụng xanh ưu đãi để phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới hydrogen; xây dựng và phát triển trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Cơ hội để nền kinh tế Việt Nam tăng tốc, phát triển bứt phá trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
Lãi vay mua nhà đang có chiều hướng gia tăng
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng tăng cao, đẩy nhiều người mua nhà vào tình thế khó khăn. Khi chi phí vay tăng, khả năng hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).