0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Chủ nhật, 17/03/2024 08:27 (GMT+7)

Chuyên gia nói gì về đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước TPHCM kiến nghị hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt, khi tham mưu sửa quy định quản lý thị trường này. Tuy nhiên, ý kiến này đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các chuyên gia.

Trong bối cảnh giá vàng trong nước "một mình một chợ" với thế giới, nhiều ý kiến cho rằng cần sớm sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý thị trường vàng cho phù hợp với bối cảnh hiện tại sau hơn chục năm nghị định có hiệu lực.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước TPHCM đề xuất sửa Nghị định 24 theo hướng bảo đảm không để thị trường vàng tác động ảnh hưởng đến tỉ giá, thị trường ngoại hối và mục tiêu chống USD hóa, vàng hóa.

Tuy nhiên, vàng là loại hàng hóa đặc biệt có quan hệ trực tiếp đến ngoại tệ và tiền đồng, do đó Ngân hàng Nhà nước TP HCM kiến nghị xem xét cơ chế quản lý phù hợp, hiệu quả tránh tạo ra độc quyền và lợi ích nhóm cho các đơn vị kinh doanh vàng miếng tự niêm yết giá.

Chuyên gia nói gì về đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt

Ngân hàng Nhà nước TP HCM cũng đề xuất xem xét, nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách và quy định hạn chế việc thanh toán mua bán vàng miếng bằng tiền mặt. Giải pháp này nhằm phòng ngừa các nguy cơ, rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh vàng miếng của các đơn vị, bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật và phòng chống hoạt động rửa tiền.

Cơ quan này cũng đề xuất quy định trách nhiệm của các đơn vị liên quan đến quản lý thị trường vàng gồm cả vàng miếng và sản xuất, gia công vàng trang sức mỹ nghệ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật thị trường cũng như kiểm soát tốt nguồn nguyên liệu đầu vào và chất lượng sản phẩm…

Bàn về hiệu quả của giải pháp này, TS Nguyễn Thế Hùng - Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng, cho biết theo quy định pháp luật về phòng chống rửa tiền hiện hành, các giao dịch trên 400 triệu đồng trở lên phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước.

"Chủ trương của Chính phủ cũng là thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Tôi nghĩ hành lang pháp lý đã có, vàng cũng không thể là mặt hàng ngoại lệ. Do vậy, đề xuất nói trên cũng không tác động nhiều đến thị trường vàng", ông Hùng nói.

Điểm quan trọng khi sửa đổi nghị định 24, ông Hùng đồng tình, phải bỏ được độc quyền vàng miếng. "Việt Nam duy trì việc độc quyền sẽ vẫn dẫn đến sự chênh lệch rất lớn về giá vàng", ông Hùng nhấn mạnh.

Chuyên gia nói gì về đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt

Vị chuyên gia cũng cho rằng nếu giống các nước trên thế giới, coi vàng là một loại hàng hóa thì Ngân hàng Nhà nước không quản lý trực tiếp thị trường vàng nữa. Gốc vấn đề ở đây vẫn là hướng tới một thị trường mà người dân không còn muốn tích trữ vàng miếng.

Mặt khác, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu ủng hộ đề xuất hạn chế thanh toán bằng tiền mặt trong mua bán vàng để phòng chống rửa tiền, Theo ông, vàng là một trong những kênh để rửa nguồn tiền bẩn. Những nguồn thu từ hoạt động trốn thuế, tham ô, phạm pháp khác… đều có thể sử dụng qua kênh vàng để rửa bởi giá trị lớn và không cần đứng tên sở hữu. Vàng được mua bằng tiền mặt, sau đó bán ra bằng hình thức chuyển khoản để hợp thức.

Chính vì vậy, theo ông Nguyễn Trí Hiếu, khi mua vàng miếng thì cần chuyển khoản mà không chờ đến giá trị lên 400 triệu đồng mới thanh toán không dùng tiền mặt. Với xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay thì không những vàng miếng mà những giao dịch vàng khác cũng nên thực hiện chuyển khoản.

"Quy định hạn chế thanh toán bằng tiền mặt khi mua bán vàng sẽ không làm cho thị trường vàng trầm lắng nhưng sẽ tác động đến giới kinh doanh vàng bởi từ trước đến nay, các đơn vị kinh doanh vàng sử dụng tiền mặt nhiều để tránh cơ quan thuế nắm doanh thu, giảm số thuế phải đóng. Ngoài ra, tiệm vàng còn có hoạt động mua bán ngoại tệ, nhiều nơi là trái phép nên nếu áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt thì sẽ khó khăn. Những giao dịch qua NH sẽ sàng lọc, đặc biệt giúp cho hoạt động phòng chống rửa tiền tốt hơn", ông Hiếu nhấn mạnh.

Chuyên gia nói gì về đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt

Ngược lại, một chuyên gia lâu năm về lĩnh vực vàng lo ngại nếu dùng biện pháp hành chính bắt buộc trong thanh toán giao dịch vàng miếng không dùng tiền mặt thì sẽ sản sinh ra một thị trường song hành thanh toán vàng bằng tiền mặt, như kiểu thị trường USD hiện nay. Những người mua vàng đã muốn "giấu mặt" thì thường không muốn chuyển khoản, hoặc nhờ người khác mua hộ, đứng tên thay. Theo chuyên gia này, quy định hạn chế dùng tiền mặt trong mua bán vàng miếng sẽ không giải quyết được vấn đề chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước, cũng như nhập khẩu nguyên liệu, mà còn làm trầm trọng thêm các vấn đề này.

Thực tế, theo quan sát các giao dịch tại các cửa hàng kinh doanh vàng, đa phần những khách hàng giao dịch vàng khối lượng lớn sẽ chọn hình thức thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng (NH). Trên các quầy cũng được dán thông tin NH nhận chuyển khoản và số tài khoản của công ty.

Trung Anh (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Chuyên gia nói gì về đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Gỡ vướng, thúc đẩy tiến độ Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 423/TB-VPCP ngày 17/9/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư.