0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 05/01/2024 13:17 (GMT+7)

Đề xuất nguyên tắc xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến của người dân đối với dự thảo Thông tư quy định phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện.

Thông tư trên áp dụng cho các đơn vị sau: Đơn vị phát điện sở hữu nhà máy điện nằm trong lãnh thổ Việt Nam đấu nối với hệ thống điện quốc gia bao gồm các loại hình nhà máy sau: Các nhà máy nhiệt điện (sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên, LNG, than, dầu); Các nhà máy thủy điện (bao gồm cả phần mở rộng; Các nhà máy điện năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió trên bờ, điện gió trên biển, điện gió ngoài khơi, sinh khối, chất thải rắn); Các nhà máy điện năng lượng mới (hydro, amoniac). Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; Thông tư này không áp dụng đối với: nhà máy thuỷ điện chiến lược đa mục tiêu, nhà máy điện độc lập được đầu tư theo hình thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), nhà máy điện và tổ máy cung cấp dịch vụ phụ trợ;

Dự thảo Thông tư nêu rõ nguyên tắc xác định giá phát điện. Theo đó, giá phát điện của nhà máy điện được xây dựng trên cơ sở các khoản chi phí hợp lý của Chủ đầu tư trong toàn bộ đời sống kinh tế dự án; tỷ suất sinh lợi nội tại về tài chính (IRR) không vượt quá 12%. Giá phát điện của nhà máy điện, bao gồm các thành phần sau: Giá hợp đồng mua bán điện: Do hai bên thoả thuận và được xây dựng theo phương pháp quy định tại Điều 4 của Thông tư. Giá đấu nối đặc thù: Do hai bên thỏa thuận và được xác định theo phương pháp quy định tại Điều 8 Thông tư.

Đề xuất nguyên tắc xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện

Ảnh minh họa.

Giá phát điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, phí dịch vụ môi trường rừng, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn và đối với nước thải công nghiệp (áp dụng đối với nhà máy nhiệt điện) và các khoản thuế, phí, các khoản thu bằng tiền khác theo quy định của Nhà nước (trừ các khoản thuế, phí đã được tính trong phương án giá phát điện).

Giá hợp đồng mua bán điện để so với khung giá phát điện Năm cơ sở được xác định: Giá hợp đồng mua bán điện phải nằm trong khung giá phát điện Năm cơ sở của nhà máy điện do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện để so với khung giá phát điện Năm cơ sở được tính toán trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giá phát điện. Trường hợp Năm cơ sở của nhà máy điện không có khung giá phát điện, giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy điện được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng để so với khung giá phát điện của năm gần nhất của loại hình nhà máy điện đó.

Đối với các dự án đã khởi công nhưng chưa ký kết hợp đồng mua bán điện trước thời điểm thông tư này có hiệu lực: Giá hợp đồng mua bán điện phải nằm trong khung giá phát điện năm đàm phán hợp đồng mua bán điện, trong đó giá hợp đồng mua bán điện của nhà máy nhiệt điện để so với khung giá phát điện được tính toán quy đổi trên cơ sở các thành phần chi phí tương ứng với thành phần chi phí tính toán khung giá phát điện.

Ngoài ra giá tạm thời để ký hợp đồng mua bán điện được quy định: Trong quá trình đàm phán giá phát điện theo các quy định, trường hợp chưa thỏa thuận được về giá phát điện để ký hợp đồng mua bán điện, Bên mua và Bên bán thỏa thuận thống nhất giá tạm thời để áp dụng cho đến khi Bên mua và Bên bán thỏa thuận được mức giá phát điện chính thức, trình Cục Điều tiết điện lực kiểm tra, báo cáo Bộ Công Thương quyết định. Giá tạm thời để ký hợp đồng mua bán điện không vượt quá khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành...

Thu Vân

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất nguyên tắc xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.