0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 30/05/2023 09:19 (GMT+7)

Xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm

Theo dõi KT&TD trên

Theo thống kê, 5 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD, trong đó, gạo vẫn là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu.

Theo báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 4,85 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nhóm nông sản đạt 2,42 tỷ USD, tăng 27,8%; chăn nuôi đạt 44 triệu USD, tăng 25,5%; thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4%; lâm sản đạt 1,31 tỷ USD, giảm 12,3%; đầu vào sản xuất đạt 178 triệu USD, giảm 16,1% và muối đạt 0,5 triệu USD, giảm 8,6%.

Ảnh minh họa 
Ảnh minh họa

5 tháng đầu năm 2023, nhiều mặt hàng xuất khẩu nông lâm thủy sản chính có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái, nên tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 20,26 tỷ USD, giảm 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm nông sản đạt 10,3 tỷ USD, tăng 9,9%; chăn nuôi đạt 190 triệu USD, tăng 34,5%; thuỷ sản 3,47 tỷ USD, giảm 25,9%; lâm sản đạt 5,52 tỷ USD, giảm 26,8%; đầu vào sản xuất đạt 779 triệu USD, giảm 25,9% và muối đạt 2,0 triệu USD, giảm 11,9%.

Trong khi nhiều mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái, như: Cà phê 2,02 tỷ USD, tăng 0,2%; rau quả 1,97 tỷ USD, tăng 39,0%; hạt điều 1,28 triệu USD, tăng 5,5%; thịt, phụ phẩm 58 triệu USD, tăng 59,1%..., nhất là gạo đạt 2,02 tỷ USD, tăng 49,0%.

Bên cạnh đó, cũng có những mặt hàng có giá trị xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái, như: Cao su 799 triệu USD, giảm 24,0%; chè đạt 65 triệu USD, giảm 18,9%; hồ tiêu đạt 414 triệu USD, giảm 9,9%; sắn và sản phẩm sắn đạt 539 triệu USD, giảm 14,3%; cá tra 690 triệu USD, giảm 40,7%; tôm 1,22 tỷ USD, giảm 34,4%, gỗ và sản phẩm gỗ 5,1 tỷ USD, giảm 27,3%; mây, tre, cói thảm 298 triệu USD, giảm 28,4%...

Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản xuất khẩu chính giảm so với cùng kỳ năm ngoái, cụ thể: Hồ tiêu 3.011 USD/tấn, giảm 34,9%; phân bón các loại 415 USD/tấn, giảm 35,2%; cao su 1.378 USD/tấn, giảm 21,5%; sắn và sản phẩm từ sắn 382 USD/tấn, giảm 12,0%... riêng giá gạo đạt 517 USD/tấn, tăng 5,8%; cà phê đạt 2.295 USD/tấn, tăng 2,4%.

Về thị trường xuất khẩu, 5 tháng đầu năm 2021, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản tiếp tục duy trì là 3 thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm 19,8%, giảm 35,2% và Nhật Bản chiếm 7,8%, giảm 1,2%.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, các thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại như: Trung Quốc mở cửa trở lại; xuất khẩu sang Nhật Bản, khu vực châu Á tăng trở lại.

Hương Trà (t/h)

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu nông lâm thủy sản thu về 20,26 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.
Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Trà sữa cốm trân châu dẻo có gì khiến giới trẻ phát cuồng?
Trà sữa cốm trân châu dẻo là sự kết hợp độc đáo giữa hương cốm thanh mát, vị trà sữa béo ngậy và trân châu mềm dẻo tan trong miệng. Thức uống này không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt, chinh phục giới trẻ bằng sự mới lạ và tinh tế.

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.