0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 24/05/2023 14:42 (GMT+7)

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong thời kỳ lạm phát

Theo dõi KT&TD trên

Trong khi người tiêu dùng Mỹ, EU cắt giảm chi tiêu vì lạm phát tăng cao, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã chuyển hướng sang các thị trường châu Phi, Trung Đông… Nhưng nếu không cẩn thận, doanh nghiệp Việt sẽ gặp những hệ lụy khó lường.

Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong thời kỳ lạm phát
Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong thời kỳ lạm phát

Tình trạng lạm phát

Trong quý I năm 2023, thị trường hàng hóa thế giới chịu tác động đan xen bởi nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội. Tình hình thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường, xung đột quân sự giữa Nga và Ucraina chưa dừng lại, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất ở mức cao, tiêu dùng và các hoạt động kinh tế suy giảm trên diện rộng tại nhiều quốc gia đã tác động đến giá cả hàng hóa trên thị trường thế giới.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, 4 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 210,8 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu  hàng hóa ước đạt 210,8 tỷ USD
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 210,8 tỷ USD

Xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam như Mỹ, EU đều ghi nhận mức giảm hai con số, còn các thị trường khác cũng giảm nhẹ. Điều này cho thấy dù Việt Nam có nhiều hiệp định thương mại tự nhưng cũng không thể tránh khỏi sức tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu.Trong bối cảnh các thị trường truyền thống như Mỹ, EU đang căng mình chống chịu với lạm phát, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp phát triển các thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… và các thị trường ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tăng trưởng khả quan (ASEAN).

Doanh nghiệp cần tỉnh táo để tránh tình trạng rủi ro

Vừa qua, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho biết: một doanh nghiệp thuộc Vinacas đang có nguy cơ bị mất trắng lô hàng 5 container hạt điều xuất khẩu sang Algeria (châu Phi) vì tin vào đơn vị môi giới. Cụ thể, tháng 8.2022, doanh nghiệp này đã xuất khẩu 5 container hạt điều sang Algeria, qua trung gian là một công ty đặt tại Nam Phi. Công ty trung gian đã đặt cọc 10% giá trị tiền hàng, nhưng khi hàng đến cảng Mostaganem (Algeria), khách hàng là công ty Eurl ATS Food của Algeria không thể làm thủ tục thông quan vì công ty này bị Bộ Thương mại Algeria đưa vào danh sách các doanh nghiệp gian lận thương mại từ tháng 6.2022.

Doanh nghiệp đang có nguy cơ bị mất trắng lô hàng 5 container hạt điều xuất khẩu 
Doanh nghiệp đang có nguy cơ bị mất trắng lô hàng 5 container hạt điều xuất khẩu

Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tỷ lệ doanh nghiệp toàn cầu là nạn nhân của gian lận thương mại trong năm 2018 là 49%; năm 2020 là 47% và năm 2022 là 46%. Trong đó, đối tượng từ bên ngoài chiếm khoảng 43%; từ nội bộ 31%; thông đồng giữa trong và ngoài chiếm 26%...

Trước nguy cơ doanh nghiệp Việt dính gian lận thương mại, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam nhận định: “Chưa bao giờ tính an toàn của doanh nghiệp được đặt lên cao như thế này. Do đó, cần nâng cao nội lực, nâng cao năng lực pháp lý, phòng ngừa các tranh chấp”.

Về phương thức thanh toán, đối với các đơn hàng lớn, nên dùng phương thức như thư tín dụng (L/C) không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng châu Mỹ, châu Âu uy tín; Một phương thức thanh toán khác cũng hay sử dụng là nhờ thu qua ngân hàng (DP at sight) có yêu cầu khách hàng đặt cọc từ 20% trở lên. Trong trường hợp thứ hai này, khi hàng đến cảng Algeria thì ngân hàng mới chuyển tiền hàng cho nhà xuất khẩu; Không nên tin tưởng tuyệt đối vào công ty trung gian mà bỏ qua khâu tìm hiểu khách hàng.

Thảo Phương

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó trong thời kỳ lạm phát. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thu chi minh bạch với tính năng Quỹ nhóm trên App HDBank
Tập hợp những tiện ích tối ưu như góp và rút quỹ, lịch sử thu chi, thông báo khi có biến động số dư, mời và xóa thành viên tham gia tiện lợi, tính năng Quỹ nhóm của App HDBank là lựa chọn của nhiều khách hàng khi mở quỹ nhóm.
HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.