0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ hai, 21/10/2024 16:37 (GMT+7)

Xuất khẩu dệt may tăng tốc những tháng cuối năm

Theo dõi KT&TD trên

Ngành dệt may Việt Nam đang bước vào giai đoạn đẩy nhanh tốc độ trên các lĩnh vực từ sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu để hoàn thành kế hoạch xuất khẩu cả năm 44 tỷ USD.

Sản xuất hồi phục

Sản xuất ngành dệt và trang phục của Việt Nam tiếp tục phục hồi tốt. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 9/2024, chỉ số sản xuất ngành dệt tăng 0,1% so với tháng 8/2024 và tăng 11,2% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng năm 2024, chỉ số ngành dệt tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Tháng 9/2024, chỉ số sản xuất trang phục của cả nước giảm 2,5% so với tháng 8/2024, nhưng tăng 19,7% so với tháng 9/2023. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất trang phục của cả nước tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn so với mức 8,4% trong 8 tháng và 6,2% trong 7 tháng…

Bảng 1: Chỉ số sản xuất ngành dệt, may của Việt Nam tháng 9 năm 2024

Xuất khẩu dệt may tăng tốc những tháng cuối năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xuất khẩu cải thiện

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam đạt 2,98 tỷ USD, giảm 26,5% so với tháng 8/2024, nhưng tăng 16,0% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 27,34 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023 cho thấy hoạt động xuất khẩu ngành dệt may đang cải thiện tích cực, khi tốc độ tăng trưởng ngày càng mở rộng so với những tháng đầu năm. Trong đó, những thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn duy trì mức tăng trưởng; thị trường ASEAN, Nga, Canada… đang là điểm sáng tiềm năng để doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may; tuy nhiên xuất khẩu sang EU vẫn chậm.

Nhập khẩu tăng nhanh

Trong tháng 9/2024, nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam đạt 2,34 tỷ USD, giảm 0,73% so với tháng 8/2024 song tăng tới 15,49% so với tháng 9/2023. Tính chung 9 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành dệt may ước đạt hơn 20,38 tỷ USD, tăng 14,71% so với 9 tháng đầu năm 2023 và tăng 13,25% so với cùng kỳ năm 2019. Đây cũng là thời điểm, trị giá nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may các loại của cả nước tăng cao nhất trong nhiều tháng qua. Trong đó, nhập khẩu các nguyên phụ liệu đều tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái, riêng nhập khẩu bông tăng nhẹ 2,32%.

Thời điểm hiện tại, tín hiệu đơn hàng của các doanh nghiệp dệt may trong nước khá tích cực. Việt Nam là nước duy nhất trong bốn quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới có thị phần tăng trưởng ở các quốc gia. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ tăng từ 17,6% lên 18,3%; châu Âu tuy nhập khẩu dệt may giảm khoảng 5,5% nhưng xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn giữ được thị phần ở thị trường này khoảng 4,4%, …

Dự báo, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam tiếp tục cải thiện trong những tháng cuối năm và đầu năm 2025, nhờ yếu tố chu kỳ, đơn hàng dồi dào. Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đang hồi phục tốt, riêng EU vẫn còn yếu.

Bảng 2: Nhập khẩu NPL dệt may của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024

Xuất khẩu dệt may tăng tốc những tháng cuối năm

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Đáp ứng kịp xu thế

Hiện tình hình kinh tế vĩ mô đang khá thuận lợi, lượng tồn kho của các hãng thời trang giảm xuống đang cho thấy tín hiệu tích cực về đơn hàng dệt may trong những tháng cuối năm. Lạm phát ở Hoa Kỳ thấp, đã có tín hiệu một đợt giảm lãi suất vào tháng 9 của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed), có thể cuối năm sẽ có một đợt giảm lãi suất nữa. Lãi suất của Anh vừa giảm lần thứ 2 vào ngày 1/8 kể từ tháng 3/2020 với mức giảm 0,25%, hy vọng sức cầu của thị trường sẽ tăng lên.

Cùng với đó, mức giảm tồn kho của các hãng thời trang lớn trên thế giới cũng khá tích cực trong quý II vừa qua, đơn cử Nike giảm tới 11%, Levi’s giảm 7%, kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận của các hãng được cải thiện ở mức khá bền vững. Hai hãng thời trang có mức tăng trưởng lợi nhuận nổi bật nhất là H&M với lợi nhuận tăng trưởng khoảng 49%, Uniqlo khoảng 36%. Các doanh nghiệp dệt may đang đặt nhiều hy vọng giá đơn hàng sẽ được cải thiện, các doanh nghiệp dệt may sẽ có hiệu quả tích cực hơn so với năm trước.

Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực của thị trường, mục tiêu nêu trên có thể đạt được, tuy nhiên ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức do nhu cầu thị trường chưa cải thiện ổn định, cước vận tải biển, chi phí sản xuất… được dự báo tiếp tục tăng tác động trực tiếp đến hiệu suất sản xuất, kinh doanh.

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu dệt may tăng tốc những tháng cuối năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Thị trường rau quả tháng 9/2024 và dự báo
Trong tháng 9/2024, thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng thu hoạch một số loại trái cây ở các tỉnh phía Bắc, nhưng tính chung 9 tháng năm 2024 sản lượng các loại trái cây chủ lực của cả nước vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích thu hoạch tăng.
Trị giá xuất khẩu dệt may năm nay mục tiêu sẽ đạt 44 tỷ USD
Mới đây, trao đổi với báo chí, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam Vũ Đức Giang cho biết, hiện hầu hết doanh nghiệp dệt may đã kín đơn hàng xuất khẩu đến hết năm. Trị giá xuất khẩu dệt may cả năm nay chắc chắn sẽ đạt mục tiêu đề ra là 44 tỷ USD.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng
Giá vàng luôn là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh sự biến động của nền kinh tế. Không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong nước mà giá vàng còn chịu tác động lớn từ diễn biến quốc tế.
Các ký hiệu khắc trên vàng nhẫn không phải ai cũng biết
Nhẫn Vàng được xem là một trong những loại trang sức có giá trị lớn, không chỉ dùng để đeo mà còn dùng để tích trữ, phòng thân. Do đó, người mua cần phải xem xét kỹ lưỡng các ký hiệu trên nhẫn vàng để tránh việc mua phải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng.
CHAGEE - Gã khổng lồ trà sữa Trung Quốc sắp đổ bộ vào Việt Nam?
Thị trường trà sữa Việt vốn đã sôi động với sự góp mặt của nhiều thương hiệu lớn, nội địa lẫn quốc tế. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh này có thể sẽ sớm được nâng lên một tầm cao mới khi có thông tin cho rằng CHAGEE- một trong những "ông lớn" trà sữa đến từ Trung Quốc - đang rục rịch gia nhập thị trường.

Tin mới

Dự báo CPI tháng 10/2024 tăng 0,3%
Mặc dù nhiều lĩnh vực bị thiệt hại bởi bão lũ, nhưng hoạt động đầu tư, sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước trong tháng 9/2024 vẫn diễn ra khá tích cực và sôi động.
Thị trường rau quả tháng 9/2024 và dự báo
Trong tháng 9/2024, thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng thu hoạch một số loại trái cây ở các tỉnh phía Bắc, nhưng tính chung 9 tháng năm 2024 sản lượng các loại trái cây chủ lực của cả nước vẫn tăng so với cùng kỳ năm 2023 nhờ diện tích thu hoạch tăng.
Chiến lược nâng cao vị thế cho HTX chè Việt Nam trên thị trường quốc tế
Mặc dù Việt Nam được xem là một trong những "vựa chè" lớn của thế giới, nhiều hợp tác xã (HTX) vẫn gặp khó khăn trong việc gia tăng giá trị xuất khẩu. Phần lớn sản phẩm chè vẫn chỉ dừng lại ở dạng thô, chưa đủ khác biệt và độc đáo để tạo dấu ấn rõ nét trên thị trường quốc tế.
Việt Nam có đủ điều kiện để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong những dự án quan trọng được nhiều người kỳ vọng. Với chiều dài hơn 1.500 km, tuyến đường sắt này không chỉ giúp cải thiện hệ thống giao thông vận tải mà còn cung cấp phát triển kinh tế, kết nối các khu vực và giảm tải áp lực cho hệ thống đường bộ.
Hà Nội: Đấu giá thành công 27 thửa đất ở tại Hà Đông
Ngày 19/10, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) phối hợp với Công ty Đấu giá hợp danh số 5 Quốc gia tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 27 thửa đất tại phường Phú Lương, Yên Nghĩa, Dương Nội. Phó Chủ tịch UBND quận Trần Thị Lương An tham dự phiên đấu giá.
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo
Chiều 19//10, tại Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh tham dự Hội nghị.
Cuộc đổ bộ của ẩm thực Trung Quốc: Đông Nam Á "ngập" trong đồ ăn giá rẻ
Thị trường ẩm thực Đông Nam Á đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thương hiệu F&B từ Trung Quốc. Với chiến lược giá rẻ cùng mạng lưới nhượng quyền rộng khắp, các "ông lớn" như Mixue, Haidilao đang dần chiếm lĩnh thị phần, đồng thời đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp địa phương.
Tổng cục Thuế: Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi, mạo danh cơ quan thuế
Trong thời gian gần đây, Tổng cục Thuế đã đưa ra cảnh báo về các hình thức lừa đảo tinh vi, trong đó các đối tượng lừa đảo mạo danh cơ quan thuế để lừa gạt người dân và doanh nghiệp. Những thủ đoạn này đang ngày càng phổ biến và khó phát hiện, gây thiệt hại đáng kể cho các nạn nhân.
Thanh Hóa: Cho Tập đoàn Vingroup thuê đất xây dựng phần ngầm dự án
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang ký và ban hành Quyết định số 4139/QĐ-UBND về việc cho Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần thuê đất xây dựng phần ngầm Dự án số 1 Khu đô thị trung tâm thành phố Thanh Hóa và điều chỉnh nội dung Quyết định số 2092/QĐ-UBND ngày 23/5/2024 của UBND tỉnh Thanh Hóa.