0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 08/12/2023 14:47 (GMT+7)

Xử lý nghiêm các ngân hàng gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng liên quan đến bất động sản

Theo dõi KT&TD trên

Tại Hội nghị gỡ khó cho tăng trưởng tín dụng ngày 7/12 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến hết tháng 11, tín dụng đối với nền kinh tế đạt hơn 13 triệu tỷ đồng, tăng 9,15% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ 2022 tăng 12,02%).

Xử lý nghiêm các ngân hàng gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng liên quan đến bất động sản
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gỡ khó tăng trưởng tín dụng (ảnh: Nhật Bắc).

Chương trình tín dụng đang dần được “nới” tiếp cận

Sau 7 tháng thực hiện chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư số 02/2023/TT-NHNN, đến ngày 31/10, tổng dư nợ cả gốc, lãi được tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ là 158.694 tỷ đồng, với 167.220 lượt khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ.

Đối với chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã được triển khai tại 4 ngân hàng thương mại, kết quả, các ngân hàng đã cam kết cấp tín dụng cho 6 dự án với số tiền cam kết là 1.986 tỷ đồng, đã giải ngân cho 4 dự án với số tiền là 143 tỷ đồng.

Hiện nay lãi suất huy động, cho vay đã giảm bình quân 2 - 3% so với cuối năm 2022 và dự kiến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Theo ông Kang Gew Won, Tổng Giám đốc Ngân hàng Shinhan Việt Nam, sự điều hành quyết liệt, tích cực của Chính phủ với chính sách tiền tệ đã kịp thời mang lại nguồn vốn hợp lý, giúp cho người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn chung.

Đến tháng 11, tăng trưởng tín dụng của Shinhan đã đạt 15%. Vào thời gian gần đây, Shinhan đã được Ngân hàng Nhà nước tăng thêm 5% room tín dụng so với hạn mức phân bổ lần thứ 2 trước đó.

Theo ông Kang Gew Won, việc tăng room tín dụng này là hành động rất kịp thời và ý nghĩa để người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận tín dụng dễ hơn, nhất là trong giai đoạn nước rút, tăng tốc cuối năm, khi mà nhiều doanh nghiệp và khách hàng đang rất cần dòng tiền.

Cần xử lý nghiêm các ngân hàng gây khó khăn

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý tín dụng tăng trưởng còn chậm, một phần do kinh tế khó khăn, khả năng hấp thụ vốn, nhu cầu vốn của người dân và doanh nghiệp còn yếu. Tuy nhiên phần khác là do khả năng đáp ứng điều kiện tín dụng có phần kém đi.

Ngoài ra, việc điều hành tín dụng đôi khi còn bị động, cần kịp thời hơn nữa (bao gồm cả việc cấp hạn mức tăng tín dụng) mới đảm bảo luôn đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế.

Việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém còn chậm, chưa quyết liệt, khiến cho cạnh tranh lãi suất vẫn diễn ra. Do các tổ chức tín dụng yếu kém này phải đẩy mặt bằng lãi suất lên cao để huy động được tiền gửi của người dân đã khiến cho quá trình giảm lãi suất trở nên khó khăn hơn.

Xử lý nghiêm các ngân hàng gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng liên quan đến bất động sản
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng (ảnh: Nhật Bắc).

Từ đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh chống tiêu cực, không hạ chuẩn tín dụng, nhưng xử lý linh hoạt phù hợp tình hình; kịp thời xử lý các vướng mắc pháp lý; đẩy mạnh sử dụng các công cụ thị trường, giảm bớt và tiến tới loại bỏ công cụ hành chính. Bên cạnh đó đẩy mạnh phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tham gia huy động vốn cho nền kinh tế; đẩy mạnh chính sách tài khóa liên quan vốn, thuế, lệ phí, đầu tư công… để hỗ trợ chính sách tiền tệ.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản cũng cần phải cơ cấu lại phân khúc và giá thành sản phẩm, điều này đến nay chưa được triển khai tích cực dù Thủ tướng đã đề nghị qua 2 hội nghị về bất động sản.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi hơn, đảm bảo an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, Thủ tướng giao Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát các điều kiện tín dụng, linh hoạt hơn, sát tình hình hơn nữa, nhất là về tài sản thế chấp, về thủ tục cho vay…

Xử lý nghiêm các ngân hàng gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng liên quan đến bất động sản
Các doanh nghiệp bất động sản cần phải cơ cấu lại phân khúc và giá thành sản phẩm.

Cần nghiên cứu việc công bố công khai lãi suất bình quân của hệ thống tổ chức tín dụng và lãi suất bình quân cho vay, tạo điều kiện các doanh nghiệp, người dân lựa chọn ngân hàng có lãi suất thấp để vay, chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai quyết liệt hơn nữa các biện pháp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay...

Đáng chú ý, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xử lý nghiêm các ngân hàng đưa thêm các điều kiện, yêu cầu không đúng quy định, gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp đầu tư dự án bất động sản và người mua nhà.

Thủ tướng lưu ý tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) để trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Đẩy mạnh xử lý nợ xấu; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật. Tiếp tục kiểm soát tốt ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, cho vay chéo dẫn đến mất an toàn hệ thống.

Trong tình trạng người dân đến gửi tiền tại ngân hàng thì được môi giới mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ với lãi suất cao hơn, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, cần chấm dứt tình trạng cho vay tập trung vào một số doanh nghiệp, dự án thuộc hệ sinh thái, hoặc thuộc sân sau của tập đoàn dễ làm mất an toàn và lành mạnh của ngân hàng.

Bạn đang đọc bài viết Xử lý nghiêm các ngân hàng gây khó khăn cho việc tiếp cận vốn tín dụng liên quan đến bất động sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.