0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 02/12/2023 15:06 (GMT+7)

Hệ sinh thái Tập đoàn TTC: Kinh doanh đường lãi “ngọt”, mảng bất động sản báo giảm sút mạnh đến 93%

Theo dõi KT&TD trên

Tập đoàn TTC (Thành Thành Công) nổi bật với mảng kinh doanh mía đường khi doanh nghiệp trụ cột CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa báo lãi “ngọt”. Tuy nhiên, mảng kinh doanh bất động sản lại đang gồng và ghi nhận sự giảm sút mạnh mẽ khi thị trường đang gặp nhiều khó khăn.

Tiền thân của Tập đoàn TTC là cơ sở sản xuất cồn được thành lập bởi hai nhà sáng lập ông Đặng Văn Thành và bà Huỳnh Bích Ngọc. Tại thời điểm đó, với vốn điều lệ 100 triệu đồng và 20 cán bộ nhân viên, Thành Thành Công là một trong những cơ sở sản xuất cồn có quy mô lớn nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, doanh nghiệp Chuyển đổi thành Công ty TNHH TM - SX Thành Thành Công. Tới năm 2011 Tập đoàn TTC được thành lập với vốn điều lệ tăng hơn 3000 tỷ đồng. Vào năm 2016, Tập đoàn bắt đầu chuyển đổi hoạt động theo mô hình Tổng Công ty ngành: Bất động sản, năng lượng, mía đường, du lịch và giáo dục.

Mới đây, Tập đoàn TTC và Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện (giai đoạn 2023 - 2028) nhằm phát huy thế mạnh của mỗi bên trên các lĩnh vực hoạt động và kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn TTC nổi bật trên nhiều lĩnh vực, trong đó phải kể tới lĩnh vực sản xuất đường và kinh doanh bất động sản.

SBT báo lãi “ngọt”, chuẩn bị phát hành 500 tỷ đồng trái phiếu

CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS – mã chứng khoán SBT) là doanh nghiệp trụ cột của Tập đoàn TTC hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. SBT được thành lập ngày 15/07/1995, SBT tiền thân là Công ty liên doanh giữa Tập đoàn Group Sucrecries Bourbon và Liên hiệp Mía đường II và Liên hiệp mía đường Tây Ninh. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất đường.

Hệ sinh thái Tập đoàn TTC: Kinh doanh đường lãi “ngọt”, mảng bất động sản báo lãi giảm sút mạnh đến 93%
CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa là doanh nghiệp trụ cột của Tập đoàn Thành Thành Công.

Theo công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính 12 tháng (từ ngày 1/7/2022 đến hết ngày 30/6/2023) của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa trên sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đạt 10.504 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm trước.

Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,85 lần, tương đương nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 19.432 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 0,04 lần, tương đương nợ trái phiếu của công ty khoảng 420 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo đạt 604,6 tỷ đồng, giảm 30,7% so với số lãi 873 tỷ đạt được ở cùng kỳ năm trước.

Về cổ phiếu SBT của CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa, trong vòng 6 tháng vừa qua cổ phiếu này đã giảm 2,22%. Khép phiên giao dịch ngày 30/11, cổ phiếu STB giảm 0,38%, qua đó đưa thị giá của cổ phiếu này về mức 13.200 đồng/cổ phiếu.

Hệ sinh thái Tập đoàn TTC: Kinh doanh đường lãi “ngọt”, mảng bất động sản báo lãi giảm sút mạnh đến 93%
Tình hình tài chính CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa trong kỳ 1/7/2022 đến 30/6/2023.

Mới đây, thông tin HĐQT CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC AgriS, HOSE: SBT) cũng đã vừa phê duyệt việc phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2023 với tổng mệnh giá tối đa 500 tỷ đồng. Theo đó, SBT dự kiến phát hành tối đa 5.000 trái phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu, tương ứng tổng giá trị 500 tỷ đồng. Trái phiếu được phát hành là dạng trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo lãnh thanh toán bởi Techcombank và không có tài sản đảm bảo.

Về kế hoạch sử dụng số tiền thu được sau đợt phát hành, SBT dự kiến dùng toàn bộ 500 tỷ đồng cho mục đích góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh với CTCP Hàng tiêu dùng Biên Hòa (BHC) - công ty con do SBT nắm 90% vốn.

SBT cho biết dự án hợp tác lần này là dự án mở rộng thị phần nội địa, xuất khẩu các sản phẩm đường, cạnh đường và các sản phẩm thuộc ngành hàng thực phẩm, nước uống giải khát, sữa, bánh kẹo. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng. Thời gian thực hiện kể từ khi ký hợp đồng hợp tác đến hết ngày 30/06/2027.

Bất động sản gồng vượt khó, lợi nhuận giảm mạnh 93,4%

Tại lĩnh vực bất động sản, hệ sinh thái của TTC là CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, HOSE: SCR) ghi nhận có lãi trong bối cảnh thị trường bất động sản nói chung đang “đóng băng” và gặp nhiều khó khăn.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023, trong 9 tháng đầu năm 2023, TTC Land ghi nhận doanh thu thuần đạt 272,8 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ dịch vụ cho thuê và dịch vụ bất động sản vẫn là nguồn doanh thu chính của doanh nghiệp, lần lượt ghi nhận là 83,7 và 97,5 tỷ đồng, trong đó nổi bật tại một số dự án như TTC Plaza Bình Thạnh, Charmington La Pointe, TTC Plaza Đức Trọng, Belleza…

Hệ sinh thái Tập đoàn TTC: Kinh doanh đường lãi “ngọt”, mảng bất động sản báo lãi giảm sút mạnh đến 93%
TTC Land báo lãi vỏn vẹn 9,5 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đạt 68,2 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 15,9 tỷ đồng, sau khi trừ đi các chi phí, TTC Land báo lãi 9,5 tỷ đồng, giảm mạnh 93,4% so với cùng kỳ năm trước.

Năm 2023, TTC Land đưa ra kế hoạch kinh doanh với doanh thu 540 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế dự kiến 20 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, doanh nghiệp này đã hoàn thành gần 80% kế hoạch năm.

Tính tới ngày 30/9/2023, nợ phải trả của TTC Land ở mức 5.029 tỷ đồng. Trong đó, nợ vay tài chính là 2.699 tỷ đồng, chủ nợ ngắn hạn lớn nhất của TTC là Ngân hàng BIDV với số nợ 216,4 tỷ đồng, ngoài ra, doanh nghiệp cũng đang nợ dài hạn tại Ngân hàng OCB 1.172 tỷ đồng và Ngân hàng TMCP Nam Á 481,7 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối quý 3, tổng tài sản TTC Land đạt hơn 10.106 tỷ đồng, nhích nhẹ 4% so với đầu năm.

Vể cổ phiếu SCR, trong vòng 6 tháng vừa qua cổ phiếu này đã giảm 1,14%. Khép phiên giao dịch ngày 30/11, SCR tăng 0,58%, qua đó đưa thị giá của lên mức 6.920 đồng/cổ phiếu.

Bạn đang đọc bài viết Hệ sinh thái Tập đoàn TTC: Kinh doanh đường lãi “ngọt”, mảng bất động sản báo giảm sút mạnh đến 93%. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.