Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Từ hôm nay 20/11, tổ chức tín dụng khi nhận tiền gửi không được khuyến mại dưới mọi hình thức (bằng tiền, lãi suất, các hình thức khác) không đúng với quy định.
9 tháng đầu năm, hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng phân hoá rõ nét. Bên cạnh nhiều ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng đột biến từ kinh doanh ngoại hối thì cũng có một số ngân hàng thua lỗ từ mảng này.
Theo số liệu mới nhất vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố, lượng tiền gửi tiết kiệm của người dân tính đến hết tháng 8 đạt hơn 6,92 tỷ đồng, tăng 6% so với cuối năm 2023. Trung bình mỗi ngày người dân gửi vào ngân hàng khoảng gần 2.900 tỷ đồng.
Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, không có quy định cấm cho vay bất động sản song các ngân hàng đảm bảo nguyên tắc hoạt động, an toàn để làm sao khi người dân rút tiền vẫn sẵn sàng khả năng chi trả.
Tháng 11 chứng kiến xu hướng điều chỉnh lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng lớn. Mới đây nhất, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) đồng loạt tăng lãi suất sau thời gian dài duy trì mặt bằng ổn định.
Theo luật sư Đỗ Xuân Thu, Công ty Luật SBLaw, việc thiếu vắng cơ chế như Nghị quyết 42 đã khiến các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong xử lý tài sản đảm bảo, làm giảm hiệu quả xử lý nợ xấu, từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ thống ngân hàng.
Trong bối cảnh lãi suất huy động tiếp tục neo ở mức thấp, lượng tiền gửi vào các ngân hàng trong hệ thống vẫn tăng trưởng ấn tượng, đạt hơn 10,775 triệu tỷ đồng tính đến hết quý III/2024, tăng 7,2% so với hồi đầu năm.
Những ngày cuối cùng của tháng 10 đang khép lại với sự biến động liên tục và khó lường của đồng USD, hiện giới tài chính đang im re để chờ cập nhật thông tin dữ liệu tháng 10.
Trong bối cảnh kinh tế đang trên đà phục hồi, các ngân hàng tại Việt Nam tích cực triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn thuận lợi hơn.
Lũy kế 9 tháng năm 2024, ngân hàng là nhóm ngành có số lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhiều nhất trên thị trường, bỏ xa bất động sản và các nhóm ngành khác.
Nhờ vào chiến lược số hóa mạnh mẽ, tối ưu hóa chi phí và đa dạng hóa nguồn thu, các ngân hàng không chỉ duy trì đà tăng trưởng mà còn kiểm tra Kiểm soát rủi ro tín dụng.
Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu dùng của người dân thường gia tăng mạnh mẽ trong các dịp lễ hội và mua sắm lớn như Giáng sinh, Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Hưởng ứng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, thời gian qua các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều gói tín dụng xanh, các chương trình ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất xanh.
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 48/2024/TT-NHNN quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Nhiều ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng mạnh, đã sử dụng gần hết room tín dụng. Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc bỏ room tín dụng. NHNN cho biết, đang xem xét lộ trình dỡ bỏ room tín dụng.
Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế xanh đầy tiềm năng. Trong đó, kinh tế biển và tài chính xanh lam - lĩnh vực tài chính khí hậu mới nổi gắn liền với bảo vệ biển và nước hứa hẹn sẽ trở thành làn sóng xu hướng tại Việt Nam
Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đang nhanh hơn hẳn so với tốc độ tăng trưởng huy động. Điều này buộc các ngân hàng tìm đến kênh trái phiếu doanh nghiệp như một giải pháp để đa dạng hóa nguồn vốn.