0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 18/02/2025 15:31 (GMT+7)

Xu hướng sản xuất, tiêu thụ đồ uống đang thay đổi nhanh chóng

Theo dõi KT&TD trên

Sáng 18/02/2025, tại Hà Nội, đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu triển lãm “Drinktec 2025” với chủ đề chính được truyền tải tới các doanh nghiệp của Việt Nam là: “Ngành đồ uống và thực phẩm dạng lỏng tăng trưởng mạnh – nhu cầu toàn cầu đối với máy móc đạt mức kỷ lục”.

Xu hướng sản xuất, tiêu thụ đồ uống đang thay đổi nhanh chóng - Ảnh 1
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Phi Long.
Các đại biểu tham dự buổi họp báo giới thiệu triển lãm "Drinktec 2025". Ảnh: Phi Long.

Tại sự kiện, ông Richard Clemens, Giám đốc Điều hành Hiệp hội Máy chế biến thực phẩm và đóng gói thuộc Hiệp hội Kỹ thuật cơ khí VDMA (Đức), cho biết, ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống toàn cầu đang phát triển mạnh, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia.

ông Richard Clemens, Giám đốc Điều hành của hai Hiệp hội thuộc VDMA (Hiệp hội Máy chế biến thực phẩm & Đóng gói và Hiệp hội Thiết bị & Nhà máy chế biến)
Ông Richard Clemens, Giám đốc Điều hành của hai Hiệp hội thuộc VDMA (Hiệp hội Máy chế biến thực phẩm & Đóng gói và Hiệp hội Thiết bị & Nhà máy chế biến) phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Phi Long.

Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực cạnh tranh gay gắt, với áp lực về giá cả, sự đổi mới sản phẩm liên tục và vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn. Đầu tư vào công nghệ tiên tiến giúp nâng cao hiệu suất, tăng tính linh hoạt và tối ưu hóa quy trình sản xuất bền vững đang thúc đẩy nhu cầu đối với máy móc.

Theo số liệu của VDMA, thương mại toàn cầu về máy móc chế biến thực phẩm và đóng gói đã liên tục tăng trưởng, đạt kỷ lục 52,6 tỷ Euro vào năm 2023. Trong giai đoạn 2014-2023, tổng giá trị thương mại quốc tế của ngành đạt 428 tỷ Euro, tăng 46%.

Trong đó, châu Âu hiện là thị trường tiêu thụ máy móc chế biến thực phẩm và đóng gói lớn nhất thế giới, chiếm 41% thị phần. Châu Á đứng thứ hai với 19%, tiếp theo là Bắc Mỹ (18%), Trung Đông - châu Phi (10%), Mỹ Latinh (9%)... Ý, Đức và Trung Quốc là 3 quốc gia cung cấp máy móc lớn nhất thế giới.

Việt Nam là thị trường nhập khẩu đáng chú ý. Riêng năm 2023, tổng giá trị máy móc nhập khẩu vào Việt Nam đạt 517 triệu Euro, trong đó hơn một nửa đến từ Trung Quốc. Ý đứng thứ hai với 50 triệu Euro, tiếp theo là Nhật Bản (44 triệu Euro), Hàn Quốc (43 triệu Euro) và Đức (32 triệu Euro).

Trong 10 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu máy móc chế biến thực phẩm và đóng gói từ châu Âu sang Việt Nam đã tăng 27%, đạt 130 triệu Euro. Riêng Đức chiếm gần một nửa số máy móc xuất khẩu vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Trung Chính - giám đốc Công ty ITEC, đại diện Yontex, ban tổ chức Drinktec tại Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Phi Long.
Ông Nguyễn Trung Chính - Giám đốc Công ty ITEC, đại diện Yontex, ban tổ chức Drinktec tại Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Phi Long.

Drinktec 2025, dự kiến tổ chức tại TP Munich (Đức) từ ngày 15-9 đến 19-9, là cơ hội để các doanh nghiệp trong ngành gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới.

Ông Markus Kosak, Giám đốc Điều hành chuỗi triển lãm Drinktec,
Ông Markus Kosak, Giám đốc Điều hành chuỗi triển lãm Drinktec, phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Phi Long.

Trong bối cảnh thị trường liên tục thay đổi buộc các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng, đại diện VDMA cho rằng, hiện người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam khẳng định, xu hướng hiện nay của thị trường đồ uống và nước giải khát tại Việt Nam là người tiêu dùng đang hướng đến các sản phẩm ít đường, không đường…

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam
Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Phi Long.

Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam nhận định, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và có xu hướng lựa chọn các sản phẩm ít đường, không đường, có nguồn gốc tự nhiên và ít calo. Đây không chỉ là xu hướng tại Việt Nam mà còn là chuyển động chung trên toàn cầu, khi các sản phẩm đồ uống có ga và cồn đang đối mặt với những thách thức...

“Các loại nước ngọt có ga đang đối mặt với nguy cơ gây ảnh hưởng sức khỏe và các chính sách hướng đến hạn chế tiêu dùng loại sản phẩm này. Người tiêu dùng có xu hướng chi nhiều hơn cho sản phẩm lành mạnh, bổ dưỡng, có nguồn gốc từ tự nhiên, ít đường, ít calo, không cồn…”, ông Nguyễn Văn Việt phát biểu.

Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, ông Nguyễn Văn Việt đưa ra một số câu hỏi về triển lãm “Drinktec 2025” tại buổi họp báo. Ảnh: Phi Long.
Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, ông Nguyễn Văn Việt đưa ra một số câu hỏi về triển lãm “Drinktec 2025” tại buổi họp báo. Ảnh: Phi Long.

Cũng theo số liệu của Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, trong năm 2024, lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam khoảng 4.400 triệu lít (chỉ xấp xỉ năm 2022), trong khi nước giải khát là 4,658 tỷ lít, tăng 4,8% so với năm 2023. Trong khi đó, VDMA cho biết Việt Nam hiện xếp thứ 8 trong Top 10 thị trường đồ uống lớn nhất châu Á. Năm 2024, tổng sản lượng tiêu thụ nước giải khát tại Việt Nam đạt gần 6 tỷ lít và dự kiến sẽ tăng 28% vào năm 2028.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi họp báo. Ảnh: Phi Long.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi họp báo giới thiệu triển lãm “Drinktec 2025”. Ảnh: Phi Long.

PHI LONG

Bạn đang đọc bài viết Xu hướng sản xuất, tiêu thụ đồ uống đang thay đổi nhanh chóng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vàng miếng SJC chinh phục đỉnh cao mới
Giá vàng trong nước tăng giảm khó lường sáng nay (15/4), nhưng vàng miếng SJC bán ra thị trường vẫn nhích nhẹ để xác lập đỉnh cao mới là 107,7 triệu đồng/lượng.
Giá vàng thế giới giảm mạnh do chứng khoán Mỹ hồi phục
Trong phiên giao dịch sáng nay, giá vàng thế giới quay đầu giảm gần 1%. Trong nước, các thương hiệu vẫn chưa dừng đà tăng. Thời điểm hiện tại, giá vàng SJC đang niêm yết tại mốc 107,5 triệu đồng/lượng, đắt hơn giá vàng thế giới tới 6,8 triệu đồng/lượng.

Tin mới

Doanh nghiệp Nhà nước cần phải lớn mạnh hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng nay, 15/4, tại trụ sở Chính phủ, Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các Chủ tịch, Tổng Giám đốc một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước được tổ chức với chủ đề: Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng.
Cà phê mang đi: Ngon – rẻ nhưng liệu có an toàn?
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, cà phê mang đi đã trở thành một phần không thể thiếu trong thói quen hàng ngày của nhiều người. Với giá thành phải chăng và hương vị đậm đà, những ly cà phê "take-away" này đáp ứng nhu cầu nạp năng lượng nhanh chóng cho người tiêu dùng.