0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 06/02/2024 06:02 (GMT+7)

Vì sao lãi suất tiết kiệm chìm sâu, tiền gửi ngân hàng vẫn ngày một tăng lên?

Theo dõi KT&TD trên

Trong những ngày cận Tết, lãi suất tiết kiệm được các ngân hàng giảm xuống mức rất thấp, tuy nhiên tiền gửi tiết kiệm vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống.

Lãi suất tiết kiệm tiếp chưa có dấu hiệu giảm

Theo ghi nhận, trong tháng 1/2024, hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất huy động trong khi tín dụng chưa thấy dấu hiệu sáng sủa.

Chỉ trong tháng đầu năm, đã có hơn 30 ngân hàng đã giảm lãi suất tiền gửi gồm: Techcombank, BaoViet Bank, GPBank, Eximbank, SHB, Bac A Bank, KienLong Bank, LPBank, OCB, VIB, TPBank, ABBank, NCB, Viet A Bank, Vietcombank, PVCombank, SCB, HDBank, VietBank, Agribank, BIDV, VietinBank, VPBank, SeABank, MSB, Nam A Bank, MB, BVBank, Sacombank, OceanBank. Mức giảm mà các nhà băng điều chỉnh từ 0,1 - 1%/năm tùy theo kỳ hạn.

Techcombank mới đây giảm thêm lãi suất tiết kiệm 0,2%/năm so với tháng 1. Lãi suất kỳ hạn 1 - 2 tháng còn 2,5%/năm, 3 - 5 tháng còn 5,8%, 6 - 8 tháng còn 3,8%, 9 - 11 tháng còn 3,85%, 12 tháng trở lên còn 4,9%. Eximbank giảm từ 0,2 - 0,3%/năm. Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng còn 3,1%/năm, 3 tháng còn 3,4%, 6 tháng còn 4,3%, 12 tháng 4,8% và mức cao nhất là 5,2%/năm thuộc kỳ hạn 60 tháng…

Lãi suất tiết kiệm chìm sâu tiền gửi ngân hàng vẫn ngày một tăng lên
Lãi suất tiết kiệm tiếp chưa có dấu hiệu giảm.

Mức lãi suất tiết kiệm thấp nhất trên thị trường hiện nay thuộc về Vietcombank và SCB với 1,7%/năm, mức cao nhất là 4,7%/năm. Tại một số nhà băng nhỏ như: BaoVietBank với 1,08% kỳ hạn 36 tháng, giảm 0,85% kỳ hạn 24 tháng xuống còn 4,72% và 4,95%/năm. Hiện mức cao nhất ở ngân hàng này là 5,5%/năm kỳ hạn 24 - 36 tháng online. OCB giảm mạnh 0,8% kỳ hạn 1 - 3 tháng xuống còn 2,9-3,1%/năm.

Hiện mức cao nhất ở ngân hàng này là 6%/năm kỳ hạn 36 tháng tại quầy và online. Ở kỳ hạn 12 tháng, lãi suất của các ngân hàng dao động từ 4 - 5,8%/năm. SHB, NCB, VietA Bank và KienLong Bank thậm chí đã giảm lãi suất tới 3 lần.

Đây là mức lãi suất huy động giảm sâu hơn giai đoạn Covid -9, cũng là thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Nó được coi là điều kiện quan trọng để các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất cho vay.

Thế nhưng, tín dụng vẫn khó tăng trưởng, nhất là quý đầu năm, do đó mặt bằng lãi suất huy động vốn tiếp tục chứng kiến sóng giảm mạnh và toàn diện. Chênh lệch giữa lãi suất kỳ hạn ngắn và kỳ hạn dài (12 tháng và 6 tháng) cũng có xu hướng thu hẹp mạnh từ mức 0,6%/năm thời điểm đầu năm 2023 về mức 0,4%/năm hiện tại.

Các chuyên gia tài chính ngân hàng dự báo, mức lãi suất tiết kiệm sẽ còn giảm nhẹ và xoay quanh vùng đáy hiện nay. Bởi các kênh đầu tư (chứng khoán, bất động sản…) chưa thực sự sáng lên và dự báo còn khó khăn trong năm nay trước bối cảnh chung của nền kinh tế.

Khi kỳ vọng kinh tế không mấy sáng sủa, mọi người sẽ đề phòng, chi tiêu tiết kiệm cho những khó khăn sắp tới. Điều này càng làm sức cầu yếu đi và tạo thành vòng xoáy suy giảm tổng cầu.

Tâm lý của người dân không dám chi tiêu dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm gia tăng, trong khi tỷ lệ tiêu dùng và đầu tư lại giảm nên tiết kiệm lớn hơn đầu tư dẫn đến nguồn vốn ứ đọng.

Dù lãi suất thấp nhưng người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng bởi các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản không còn hấp dẫn và nhiều rủi ro.

Theo các chuyên gia kinh tế, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thời gian qua giảm mạnh nhưng lượng tiền gửi vẫn tăng cao cho thấy dòng tiền vẫn còn thận trọng trong việc dịch chuyển sang các kênh khác như bất động sản hay chứng khoán...

Tín dụng khó sáng sủa

Số liệu thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/1 cho thấy tính đến tháng 11/2023, lượng tiền gửi vào các hệ thống ngân hàng đạt kỷ lục 12,8 triệu tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 6,384 triệu tỷ đồng, tiền gửi của dân cư đạt 6,471 triệu tỷ đồng.

Đáng chú ý là khi lãi suất huy động bình quân của các ngân hàng giai đoạn cuối năm 2023 là khoảng 3,9%/năm và tiếp tục giảm thêm đầu năm 2023. Mặc dù đây là mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây và thấp hơn rất nhiều so với trước thời điểm COVID-19, nhưng lượng tiền gửi vào ngân hàng vẫn tăng kỷ lục.

Thực tế, không có ngân hàng nào ghi nhận số dư tiền gửi giảm trong năm qua. HDBank tiếp tục là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tiền gửi mạnh mẽ nhất, cao hơn đầu năm 71,8% và lên mức 371.000 tỷ đồng vào cuối quý IV/2023. Xét về quy mô tăng trưởng, HDBank cũng đứng vị trí thứ ba, chỉ sau hai ông lớn là BIDV và VietinBank.

Ngoài ra, còn có 9 ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tiền gửi trên 20%, bao gồm MB, Techcombank, SHB, VPBank, SeABank, OCB, Bac A Bank, VietABank và BaoViet Bank.

Xét về số dư tuyệt đối, BIDV tạm thời dẫn đầu về lượng tiền gửi, đạt 1,7 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2023, tăng 15,7% so với đầu năm. Agribank vẫn chưa công bố báo cáo tài chính năm 2023, tuy nhiên theo báo cáo bán niên, tiền gửi vào cuối tháng 6 của ông lớn này đạt hơn 1,69 triệu tỷ đồng.

Lãi suất tiết kiệm chìm sâu tiền gửi ngân hàng vẫn ngày một tăng lên
BIDV tạm thời dẫn đầu về lượng tiền gửi, đạt 1,7 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2023, tăng 15,7% so với đầu năm.

Hai thành viên còn lại trong nhóm Big4 là VietinBank và Vietcombank lần lượt nắm giữ hai vị trí tiếp theo, với số dư tiền gửi lầ lượt ở mức 1,41 triệu tỷ đồng và 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 12,9% và 12,2% so với đầu năm.

Còn trong nhóm cổ phần, MB đã vượt qua Sacombank để trở thành nhà băng nhận nhiều tiền gửi nhất, với số dư đạt 567.500 tỷ đồng, tăng 27,9% so với đầu năm. Những vị trí còn lại trong Top 10 ngân hàng có nhiều tiền gửi nhất là ACB, Techcombank, SHB, VPBank và HDBank.

Đáng chú ý, MB duy trì tỷ lệ CASA (tiền gửi không kỳ hạn) trên 40%, tỷ lệ CASA năm 2023 đạt gần 40,1%. Tiền gửi của khách hàng đạt 569.640 tỷ đồng, tăng 27,3% so với đầu năm. Số dư CASA năm 2023 cũng tăng trưởng gần 27% so với năm 2022.

Có thể nhận định, dù lãi suất thấp nhưng người dân vẫn gửi tiền vào ngân hàng bởi các kênh đầu tư chứng khoán, bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Các nhà phân tích tài chính nhận định, người dân và doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn gửi tiền tiết kiệm ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn, sau hàng loạt các vi phạm về phát hành trái phiếu, thao túng chứng khoán khiến niềm tin bị sụt giảm.

Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 dự báo là vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, năng lực hấp thụ vốn của các doanh nghiệp vẫn ở mức thấp; nợ xấu có xu hướng gia tăng, thị trường trái phiếu doanh nghiệp trầm lắng…

Trên thế giới, xung đột địa chính trị thế giới vẫn tiếp tục phức tạp và khó lường cũng như môi trường kinh doanh còn nhiều bất ổn. Do đó, dù lãi suất tiền gửi thấp nhưng người dân vẫn hướng dòng tiền vào kênh tiết kiệm nhằm đảm bảo an toàn cho nguồn vốn, chờ đợi cơ hội kinh doanh rõ ràng hơn.

Trong khi đó, tín dụng vẫn được đánh giá chưa thể tăng cao. Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng quý I/2024 do Vụ Dự báo Thống kê (Ngân hàng Nhà nước) công bố, các tổ chức tín dụng kỳ vọng huy động vốn toàn hệ thống tăng bình quân 2,6% trong quý I và tăng 12,1% trong năm 2024, tương đương mức kỳ vọng tại kỳ điều tra trước.

Bên cạnh đó, dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được dự báo tăng 4,4% trong quý I/2024 và tăng 14,2% trong năm 2024, điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm so với mức dự báo 13,8% tại kỳ điều tra trước.

Thanh Cao

Bạn đang đọc bài viết Vì sao lãi suất tiết kiệm chìm sâu, tiền gửi ngân hàng vẫn ngày một tăng lên?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.
Lãi vay mua nhà đang có chiều hướng gia tăng
Trong bối cảnh kinh tế đầy biến động, lãi suất vay mua nhà đang có xu hướng tăng cao, đẩy nhiều người mua nhà vào tình thế khó khăn. Khi chi phí vay tăng, khả năng hiện thực hóa giấc mơ sở hữu nhà của nhiều người trở nên xa vời hơn.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).