0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 24/10/2024 14:47 (GMT+7)

Văn hóa mời trà của người Việt

Theo dõi KT&TD trên

Văn hóa trà Việt giản dị và gần gũi nhưng vẫn toát lên vẻ tinh tế, thanh cao. Dù không cầu kỳ như trà đạo, cách thưởng trà của người Việt vẫn tuân thủ những nguyên tắc riêng, mang đậm giá trị truyền thống.

Những quy tắc nhỏ khi mời trà tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa những giá trị đạo lý sâu sắc, thể hiện sự tôn trọng và kết nối giữa người với người.

Trà từ lâu đã gắn liền trong đời sống thường nhật của người Việt. Trà không những được dùng làm thức uống mà còn là vật phẩm trong sính lễ, dịp ma chay, tạ lễ, tiếp khách. Khi khách đến chơi nhà thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đều thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên tách trà nóng biết bao điều được đề cập, được thổ lộ.

Văn hóa mời trà của người Việt - Ảnh 1

Ông bà ta từ xưa đã có câu “Khách đến nhà không trà thì rượu” ở bất cứ nơi đâu cứ hễ đến chơi nhà đều được chủ nhà mời chén trà để tỏ bày sự tiếp đón chu đáo, lịch sự đối với khách. Một thức uống bình dân phổ biến, gần gũi nhưng lại chứa đựng tình cảm của chủ nhà.

Để bắt đầu một câu chuyện người Việt thường bắt đầu từ chén trà. Bởi thế, từ xưa đã có câu “Chén trà là đầu câu chuyện” để thay cho câu nói về tục ăn trầu không ngày xưa. Việc chủ nhà mời khách nhâm nhi một tách trà thơm nồng là một nét mới trong nếp sống hiện đại ngày nay, cũng là thay cho lời chào nồng hậu của gia chủ.

Văn hóa trà Việt giản dị, gần gũi nhưng vẫn toát lên vẻ tinh tế, thanh cao. Tuy không cầu kỳ như trà đạo, nhưng cách thưởng trà của người Việt cũng có những nguyên tắc riêng, mang đậm giá trị truyền thống. Những nguyên tắc nhỏ khi mời trà tưởng chừng như đơn giản nhưng lại ẩn chứa những giá trị đạo lý to lớn.

Rượu đầy, trà vơi: Cổ ngữ nói: “Tửu mãn kính nhân, trà mãn khi nhân”, ý nói mời khách chén rượu đầy là thể hiện sự kính trọng nhưng mời khách chén trà đầy là thể hiện sự coi thường khách. Nhưng như thế nào là vơi? Trong dân gian có câu: “Trà bảy phần đầy”, hay “Châm trà chỉ đầy bảy phần, lưu lại ba phần là nhân tình.” Nếu khi uống trà, mọi người đều cùng tuổi, cùng thế hệ với nhau thì có thể không cần theo thứ tự này. Đối với lần châm trà lần thứ hai cũng có thể bỏ qua thứ tự này.

Khách trước chủ sau, có khách mới phải thay trà: Khi mời trà khách, chủ nhà phải đợi cho tất cả khách đều phẩm trà trước rồi mới đến lượt mình. Đây là thể hiện sự tôn trọng của chủ nhà đối với khách. Nếu trong quá trình uống trà, có người khách mới đến, chủ nhân phải kịp thời thay trà mới để thể hiện sự chào đón, hoan nghênh của mình đối với khách. Đồng thời, để thể hiện thành ý của mình, chủ nhân có thể hỏi thêm khách về thói quen uống trà và nhiệt tình mời khách ngồi. Nếu không kịp thời thay trà sẽ khiến khách có cảm giác bị khinh khi, không chào đón.

Văn hóa mời trà của người Việt - Ảnh 2

Ngoài ra, khi trà chuyển từ đặc sang loãng, nhạt thì chủ nhân cũng phải thay trà. Nếu không kịp thời thay trà, nước trà đã trong, không còn màu sắc thì thể hiện người chủ lạnh nhạt, không tận nghĩa với khách. Đây cũng được coi là hành vi vô lễ, không nghiêm túc.

Giữ thái độ vui vẻ, ôn hòa: Chủ nhà mời khách thưởng trà phải luôn giữ thái độ vui vẻ, ôn hòa. Làm người khách mà nói cũng không được thất lễ, khi nhận được trà từ chủ nhân mời phải nói câu “cảm ơn”, hoặc mỉm cười để thể hiện sự tôn trọng của mình đối với người chủ.

Trong quá trình uống trà cũng kiêng kỵ thể hiện vẻ mặt bất nhã như nhíu mày, nhăn mặt… Vì điều đó có thể khiến chủ nhà hiểu là khách không thích, chán ghét loại trà đó. Nếu cảm thấy không thoải mái khi phẩm trà, người khách có thể đặt chén trà xuống bàn không thưởng thức nữa thì người chủ sẽ tự động hiểu.

Từ những lễ nghi nhỏ này chúng ta có thể thấy uống trà tuy là một việc rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày nhưng những lễ nghi tất yếu này vẫn là không thể thiếu được. Một người hiểu biết lễ nghi sẽ không dễ mắc sai sót, và từ những lễ nghi nhỏ đó cũng sẽ hiển lộ ra trình độ phẩm cách, sự tu dưỡng của người ấy.

Cùng với sự phát triển của nền văn hóa dân tộc, uống trà được người Việt nâng lên thành một thú chơi, một thứ nghệ thuật với đầy đủ ý nghĩa của nó. Chẳng thế mà người ta gọi văn hóa uống trà là một “môn nghệ thuật” bởi tầng sâu ý nghĩa về mặt thưởng thức, hình thức cũng như hương vị của trà. Để một chén trà đạt chuẩn về chất lượng thì chén trà đó phải được tạo thành từ “Nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình”, nghĩa là điều quan trọng nhất phải là nước đun trà, thứ hai là loại trà, tiếp đến là dụng cụ pha, uống trà và cách pha, uống trà. Đối với người Việt, mời trà là một ứng xử văn hóa biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một cách ứng xử văn hóa, uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu lời tâm sự.

Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử cùng với sự phát triển của thời đại, tục uống trà của người Việt đã tạo nên một bản sắc văn hóa được lưu truyền rộng rãi trong đời sống của mọi người, thấm cả vào những câu ca dao, tục ngữ, những điệu hò dân gian trữ tình, những áng thi văn bất hủ và cả trong tâm thức thường ngày của mỗi người.

Bạn đang đọc bài viết Văn hóa mời trà của người Việt. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.
Mocktail: Linh hồn của những bữa tiệc không cồn
Đồ uống luôn đóng vai trò quan trọng, giúp kết nối mọi người và nâng cao không khí vui tươi. Nhưng không phải ai cũng thích hoặc có thể sử dụng đồ uống có cồn. Đó là lý do Mocktail - cocktail không cồn ra đời và nhanh chóng trở thành “ngôi sao” trong các buổi tiệc hiện đại.
Giai điệu mới cho câu chuyện nông sản Việt
"Giải cứu nông sản" - cụm từ từng gây nhức nhối, ám ảnh bao người nay đã dần được thay thế bằng "tự hào nông sản Việt". Đâu là bí quyết cho sự thay đổi ngoạn mục này? Câu trả lời nằm ở chính những nỗ lực phi thường của các doanh nghiệp Việt, cùng sự hỗ trợ đắc lực từ nền tảng TikTok.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.