0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 26/05/2023 07:52 (GMT+7)

Sẵn sàng cho niên vụ vải thiều 2023

Theo dõi KT&TD trên

Niên vụ vải thiều năm nay, tỉnh Bắc Giang dự kiến xuất khẩu 99.000 tấn đến hơn 30 quốc gia, còn lại phục vụ thị trường nội địa.

Theo dự kiến, chưa đầy 1 tuần nữa vụ vải thiều Bắc Giang sẽ bước vào mùa thu hoạch chính. Thời điểm này, các cơ sở sơ chế, đóng gói, sản xuất hàng phụ trợ phục vụ mùa vải trên địa bàn tỉnh đã hoạt động, sẵn sàng cho một mùa thu hoạch an toàn.

Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, năm 2023, địa phương này có 29.700 ha vải thiều, tổng sản lượng ước đạt trên 180.000 tấn. Năm nay, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 96 nghìn tấn, chiếm khoảng 53% sản lượng và tăng khoảng 15% so với năm 2022.

Sẵn sàng cho niên vụ vải thiều 2023 - Ảnh 1

Tại huyện Tân Yên, bà con đang gấp rút tập trung mọi công đoạn cho mùa vải 2023. Vải sớm Tân Yên dự kiến thu hoạch từ ngày 25/5 – 15/6. Xác định việc kết nối tiêu thu cần được thực hiện sớm nên huyện đã chủ động phân định rõ các vùng trồng ngắn ngày với kế hoạch tiêu thụ vải thiều xuất khẩu đến với từng doanh nghiệp và phân khúc thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thời điểm này, chính quyền huyện Tân Yên cùng người trồng vải tiếp tục chỉ đạo chăm sóc, quản lý mã số vùng trồng; giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu bệnh hại trên quả vải. Kiểm soát việc lấy mẫu, đảm bảo nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sản phẩm quả vải từ nay đến cuối vụ; trong đó chú trọng các vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, vùng vải xuất khẩu.

Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện đã có 110 mã số xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc với diện tích hơn 16.000 ha, 37 mã xuất khẩu sang Nhật Bản (hơn 297,4 ha) và 15 mã xuất khẩu sang Hoa Kỳ (hơn 184,2 ha). Đồng thời, toàn tỉnh có 19 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu sang thị trường Thái Lan và 9 mã xuất khẩu sang thị trường Australia.

Ngoài 12 mã số vừa được cấp mới, Cục Bảo vệ thực vật cũng chuyển thông tin 11 mã số vùng trồng vải thiều cho cơ quan chuyên môn của Hoa Kỳ và Trung Quốc để phía bạn xem xét, đánh giá việc cấp mới.

Để chuẩn bị tốt cho vụ thu hoạch năm nay, tỉnh Bắc Giang quản lý chặt chẽ mã vùng trồng và các mã cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu của các doanh nghiệp, hợp tác xã và thương nhân; hướng dẫn, phổ biến các các quy định về xuất khẩu trái cây sang các thị trường, chống các hành vi gian lận thương mại (mua ở vùng này nhưng dán mã vùng khác).

Về kế hoạch tiêu thụ vải năm nay, Bắc Giang vẫn tập trung khai thác tối đa thị trường nội địa và tiếp tục duy trì tốt thị trường truyền thống Trung Quốc, đồng thời tăng cường mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, nơi mà người dân chưa biết nhiều về quả vải Việt Nam.

Trong đó, thị trường nội địa dự kiến tiêu thụ 81.000 tấn thông qua các kênh gồm: thương nhân phân phối, chợ đầu mối, hệ thống siêu thị, sàn thương mại điện tử, chợ truyền thống và kênh bán hàng trực tuyến (Facebook, Zalo...) trải rộng trên khắp cả nước.

Thị trường xuất khẩu dự kiến tiêu thụ 99.000 tấn (chiếm khoảng 55% tổng sản lượng, tăng 16,9% so với năm 2022) tập trung chủ yếu thị trường truyền thống Trung Quốc và khoảng 30 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Đáng chú ý, theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, hiện nay đã có một số doanh nghiệp tham gia ký kết thu mua và xuất khẩu vải thiều Bắc Giang sang thị trường Hoa Kỳ như: Công ty TNHH XNK trái cây Chánh Thu, Công ty cổ phần Ameii Việt Nam, Công ty cổ phần XNK thực phẩm Toàn Cầu, Công ty cổ phần đầu tư thương mại XNK phân phối Sun Hee DC Group, Công ty cổ phần miền đất nông nghiệp Việt Pháp.

Hương Trà

Bạn đang đọc bài viết Sẵn sàng cho niên vụ vải thiều 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.