0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 12/06/2024 08:33 (GMT+7)

Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam

Theo dõi KT&TD trên

Thị trường Trung Quốc đã soán ngôi vị của Hoa Kỳ và trở thành nhà nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam, chiếm 20% tỷ trọng.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023. Tôm chân trắng chiếm ưu thế với 72% tổng giá trị, tương đương gần 935 triệu USD, tăng 21%. Tôm sú đóng góp 12% với 155 triệu USD, tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, tôm hùm chiếm hơn 8% với giá trị trên 106 triệu USD, tăng đột phá gần 70 lần. Ngoài ra, các loại tôm khác như tôm sắt, tôm càng, tôm tít và tôm vằn cũng có xu hướng tăng trưởng tích cực trong thời gian qua.

5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc tăng nhập khẩu 112 lần tôm hùm xanh từ thị trường Việt Nam. Ảnh minh họa
5 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc tăng nhập khẩu 112 lần tôm hùm xanh từ thị trường Việt Nam. Ảnh minh họa

Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu các sản phẩm tôm chế biến có xu hướng giảm mạnh. Cụ thể, tôm chân trắng chế biến mã HS 16 giảm 31%, tôm sú chế biến giảm 72%, tôm khô giảm 41%, và các loại tôm khác chế biến giảm tới 99%. Ngược lại, xuất khẩu tôm sống, tươi, ướp lạnh và đông lạnh tăng trưởng, trong đó tôm chân trắng tăng 12% và tôm sú tăng đột phá gấp 158 lần.

Đáng chú ý, Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20% tổng kim ngạch, nhờ tăng mạnh nhập khẩu tôm hùm xanh (gấp 112 lần) và tôm chân trắng (tăng 30%). Xuất khẩu tôm sang Hoa Kỳ chiếm 17,4% tỷ trọng, chỉ tăng nhẹ 4%. Mặc dù nhập khẩu đang hồi phục dần, giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu sang Nhật Bản giảm nhẹ 3%, trong khi xuất khẩu sang EU tăng nhẹ 1%. Các thị trường có xu hướng tích cực hơn gồm Canada (tăng 51%), Anh (tăng 15%), và Nga (tăng 332%).

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), diện tích nuôi tôm trên toàn quốc hiện đạt 737.000 ha. Trong 5 tháng đầu năm 2024, sản lượng tôm thu hoạch ước đạt 372.000 tấn, trong đó sản lượng tôm nuôi ước tính 329.000 tấn, phần còn lại là tôm đánh bắt trên biển, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định 79/QĐ-TTg, diện tích nuôi tôm trên toàn quốc năm 2025 dự kiến đạt 750.000 ha, sản lượng đạt trên 1 triệu tấn, và giá trị xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD. Diện tích nuôi tôm của Việt Nam đã tăng từ 644.000 ha năm 2012 lên 737.000 ha năm 2022, và sản lượng tôm thu hoạch đã tăng từ 463.000 tấn năm 2012 lên 1 triệu tấn năm 2022, cho thấy ngành nuôi tôm đã đạt được các mục tiêu về diện tích và sản lượng.

Ông Đỗ Ngọc Tài, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần chế biến thủy sản Tài Kim Anh và Chủ tịch Ủy ban Tôm VASEP, cho biết các doanh nghiệp Việt Nam hiện đã xuất khẩu tôm sang hơn 100 thị trường, trong đó có 5 thị trường xuất khẩu chủ lực gồm Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Việt Nam đang xuất khẩu tôm nhiều nhất sang thị trường Trung Quốc, với sự tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào việc Trung Quốc tăng mạnh nhập khẩu tôm hùm xanh (gấp 112 lần) và tôm chân trắng (tăng 30%). Năm 2024, ngành tôm đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu là 4 - 4,3 tỷ USD.

Theo VASEP, hiện tôm Việt Nam cũng đang có nhiều cơ hội tăng thị phần tại Trung Quốc và Hoa Kỳ, do ngành tôm Ecuador phải đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm việc hải quan Trung Quốc tăng cường kiểm tra và từ chối dán nhãn sulfite, thuế chống trợ cấp mới ở Hoa Kỳ và tiêu dùng tôm toàn cầu sụt giảm. Các hiệp định thương mại tự do và chiến lược mở rộng thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận thêm nhiều thị trường tiềm năng mới, đảm bảo sự phát triển bền vững cho ngành tôm.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Lấp lỗ hổng "tiền buông, hậu bỏ" ngăn hàng giả, hàng nhái
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tăng tính răn đe, dự thảo luật bổ sung xử lý hình sự, thu hồi giấy phép, công bố các vi phạm của doanh nghiệp trên nền tảng số quốc gia.
Giá vàng trong nước giảm, nhiều người tranh thủ mua vào
Ngày 16/5, thị trường vàng trong nước ghi nhận những biến động mạnh với giá liên tục đảo chiều. Mỗi đợt điều chỉnh đều ghi nhận mức tăng, giảm lên tới cả triệu đồng mỗi lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.