0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 27/01/2024 15:31 (GMT+7)

TP. HCM quy hoạch lại quỹ đất xây nhà ở xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội đang còn khá nhiều. Theo kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025, TP HCM đặt chỉ tiêu phát triển 35.000 căn nhà và đã báo cáo Bộ Xây dựng danh mục các dự án, khu đất sẽ triển khai từ nay đến năm 2030.

Từ năm 2003, TP.HCM chủ trương chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại phải dành quỹ đất để xây nhà ở cho người thu nhập thấp. Thành phố ưu tiên sử dụng các quỹ đất do nhà nước quản lý để kêu gọi đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội độc lập. Tuy nhiên, qua quá trình tổng hợp dự án, quỹ đất, Sở Xây dựng nhận thấy việc phát triển nhà ở xã hội còn nhiều bất cập. Một trong đó là phân bổ không đồng đều quỹ đất phát triển nhà ở xã hội giữa các khu vực. Thừa ở những khu vực tập trung nhiều nhà ở thương mại nhưng lại thiếu tại các khu vực vùng ven, nông thôn. Giá bán nhà ở xã hội tại các khu vực trung tâm lại đang bị đẩy lên quá cao, không phù hợp với khả năng thanh toán của đối tượng người mua chính. Nếu muốn kéo giảm giá bán xuống mức phù hợp, doanh nghiệp phải giảm bớt các hạng mục hạ tầng kỹ thuật, tiện ích...

Bên cạnh đó, các dự án thiếu kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông công cộng lớn của TP để thu hút đối tượng nhà ở xã hội đến ở. Không phát huy được sự chủ động, linh hoạt của địa phương trong việc quản lý, bố trí quỹ đất nhà ở xã hội nhằm đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, chỉ tiêu dân số, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương, đảm bảo an sinh xã hộ. Nhiều quỹ đất nhà ở xã hôi nằm trong những dự án nhà ở cao cấp dẫn đến các chi phí quản lý vận hành tòa nhà, quản lý hạ tầng kỹ thuật, chi phí các dịch vụ thiết yếu, tiện ích đi kèm trong các dự án này sẽ rất cao, ngoài khả năng chi trả của đối tượng nhà ở xã hội. Điều này làm cho kiến trúc, cảnh quan, không gian chung của cả dự án nhà ở thương mại không đồng bộ, thiếu mỹ quan, giảm hiệu quả đầu tư.

Ngoài ra, theo Sở Xây dựng, việc dành quỹ đất 20% nhà ở xã hội cũng đang bị nhiều doanh nghiệp thực hiện đối phó. Trong khi phần diện tích nhà ở thương mại được triển khai nhanh để bán, phần nhà ở xã hội thì kéo dài công tác bồi thường, chậm triển khai, dẫn đến các mục tiêu phát triển nhà ở xã hội không thực hiện được. Nhiều quỹ đất phát triển nhà ở xã hội được bố trí nằm trong những dự án nhà ở cao cấp khu vực trung tâm thường sẽ kéo theo chi phí về quản lý vận hành, hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ thiết yếu bị tính rất cao, tạo gánh nặng chi trả lên nhóm đối tượng thu nhập thấp. Nhiều quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội hiện không đủ diện tích tối thiểu để xây một khối nhà độc lập theo đúng quy chuẩn xây dựng. Tình trạng nhà ở xã hội phát triển manh mún, nhỏ lẻ, thiếu sự kết nối hạ tầng giao thông, không thu hút được người dân về ở, gây lãng phí. Để giải quyết các bất cập hiện tại, Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị phân bổ lại quỹ đất cho đồng đều và phù hợp hạ tầng giao thông.

TP. HCM quy hoạch lại quỹ đất xây nhà ở xã hội

Để giải quyết các bất cập hiện tại, Sở Xây dựng TP.HCM đề nghị phân bổ lại quỹ đất cho đồng đều và phù hợp hạ tầng giao thông.

Năm 2021, UBND Thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, thống kê quỹ đất nhà ở xã hội do Nhà nước quản lý được điều tiết tại các dự án nhà ở thương mại, làm cơ sở để đôn đốc, giám sát việc chủ đầu tư triển khai dự án theo đúng tiến độ đã phê duyệt hoặc nhà nước tổ chức thực hiện. Theo đó, có 37 dự án nhà ở thương mại có dành một phần quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội trong dự án. Hiện 37 dự án này đang được Thành phố rà soát để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư. Trước mắt, Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành tập trung rà soát 13/37 dự án này, trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.

Đến năm 2023, UBND Thành phố tiếp tục chỉ đạo Sở Xây dựng chủ động đôn đốc chủ đầu tư các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị triển khai đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên quỹ đất 20% của các dự án theo tiến độ được phê duyệt. Qua rà soát, trên địa bàn Thành phố có 91 dự án nhà ở thương mại, khu đô thị. Trong đó, có 58 dự án nộp tiền tương đương với giá trị quỹ đất 20%; 1 dự án thực hiện giao quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%; 32 dự án thực hiện bố trí quỹ đất 20% để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.

Tuy nhiên, hiện chỉ mới có 2 trường hợp, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại tự nguyện bàn giao quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội cho Thành phố. Trong đó có 1 dự án đã được Thành phố thanh toán tiền và giao Quỹ Phát triển nhà ở Thành phố thực hiện các thủ tục đầu tư tiếp theo; 1 dự án chủ đầu tư đề nghị bàn giao quỹ đất nhà ở xã hội cho Thành phố nhưng thành phố chưa xác định chi phí để hoàn trả. Thực tế trên cho thấy, Thành phố chưa hoàn thành được công tác rà soát, thống kê đầy đủ, toàn bộ dự án nhà ở thương mại có bố trí 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chuyển giao quỹ nhà ở hoặc nộp tiền tương đương. Chính vì vậy, chưa xác định được số tiền thu được từ việc chủ đầu tư nộp tiền tương đương 20% quỹ đất vào ngân sách nhà nước dành để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố.

Do đó, HĐND Thành phố yêu cầu UBND Thành phố cần khẩn trương hoàn thành việc thực hiện rà soát, thống kê toàn bộ dự án nhà ở thương mại, khu đô thị có bố trí 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội hoặc chuyển giao quỹ nhà ở tương đương 20% quỹ đất để sử dụng làm nhà ở xã hội hoặc nộp tiền tương đương 20% quỹ đất vào ngân sách nhà nước. Thời gian hoàn thành chậm nhất đến hết quý III/2024. Đồng thời, có giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích đối với nguồn tiền thu được tương đương 20% quỹ đất để phát triển đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước trên địa bàn Thành phố, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các địa phương, đơn vị đã có quỹ đất sạch nhưng thiếu vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nhằm tránh lãng phí nguồn lực đất đai.

Thành Trung

Bạn đang đọc bài viết TP. HCM quy hoạch lại quỹ đất xây nhà ở xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau: