0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 22/07/2025 14:57 (GMT+7)

Tới năm 2030, sân bay Gia Bình có thể đón 30 triệu hành khách/năm

Theo dõi KT&TD trên

Cảng hàng không quốc tế Gia Bình được điều chỉnh với công suất thiết kế dự kiến khoảng 30 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030 và khoảng 50 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tới năm 2030, sân bay Gia Bình có thể đón 30 triệu hành khách/năm- Ảnh 1.
Phối cảnh minh họa Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.

Quyết định của Bộ Xây dựng nêu rõ, bổ sung Cảng hàng không quốc tế Gia Bình vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Gia Bình có vị trí tại tỉnh Bắc Ninh với quy mô, cấp sân bay 4E.

Công suất thiết kế dự kiến khoảng 30 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2050 có công suất dự kiến khoảng 50 triệu hành khách/năm.

Diện tích đất dự kiến khoảng 1.960ha. Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch khoảng 120.839 tỷ đồng thời kỳ 2021-2030, khoảng 61.455 tỷ đồng tầm nhìn đến năm 2050.

Bên cạnh đó, điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Cụ thể, sân bay này sẽ có công suất thiết kế dự kiến khoảng 30 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; tầm nhìn đến năm 2050 có công suất dự kiến khoảng 50 triệu hành khách/năm.

Diện tích đất dự kiến khoảng 1.500ha. Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 khoảng 9.982 tỷ đồng.

Quyết định điều chỉnh diện tích đất chiếm dụng dự kiến của quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 25.791ha.

Nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 444.711 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Các nội dung khác được giữ nguyên theo Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã có văn bản báo cáo Bộ Xây dựng đề xuất điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo trình tự, thủ tục rút gọn, nhằm bổ sung Cảng hàng không quốc tế Gia Bình.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, vùng trời Cảng hàng không quốc tế Gia Bình nằm gần vùng kiểm soát tiếp cận của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, với khoảng cách chỉ khoảng 43km.

Do năng lực vùng trời là hữu hạn, việc tăng công suất của Gia Bình sẽ không làm tăng năng lực vùng trời dùng chung, mà buộc phải điều chỉnh giảm công suất tương ứng của Nội Bài, đồng thời tái phân bổ lưu lượng khai thác giữa hai sân bay.

Từ đây, Cục Hàng không Việt Nam cho rằng cùng với việc điều chỉnh tăng công suất quy hoạch của Cảng hàng không quốc tế Gia Bình, cần thực hiện điều chỉnh công suất tương ứng của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài tại Quy hoạch tổng thể cảng hàng không, sân bay.

Việc điều chỉnh quy hoạch được đánh giá là cần thiết nhằm đồng bộ hóa hệ thống hạ tầng hàng không, đồng thời phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của địa phương và cả nước trong dài hạn.

Bạn đang đọc bài viết Tới năm 2030, sân bay Gia Bình có thể đón 30 triệu hành khách/năm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Đua “săn” ngôi nhà thứ hai ven biển TP.HCM: Casa dẫn đầu với vị thế tài sản nghỉ dưỡng “truyền đời”
Sở hữu vị trí “ven biển, chạm phố”, kết nối trung tâm TP.HCM, toàn vùng và toàn quốc qua hệ thống hạ tầng hiện đại, phân khu Casa thuộc Blanca City nổi bật như khoản đầu tư “second home” chiến lược, vừa phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vừa mang lại khả năng kinh doanh và tăng trưởng giá trị.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp
Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Siết chặt kiểm tra, xử lý găm hàng, thổi giá trong mưa bão
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Bộ Công thương đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các địa phương, lực lượng quản lý thị trường và doanh nghiệp chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Tái định vị sản phẩm trong nền kinh tế tiêu dùng thông minh
Nền kinh tế tiêu dùng thông minh đang định hình lại cách thức các doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng. Trong bối cảnh này, việc tái định vị sản phẩm không còn là chiến lược tùy chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.