0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 31/05/2024 19:09 (GMT+7)

Tính đến ngày 20/5, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 11,07 tỷ USD

Theo dõi KT&TD trên

Tính đến ngày 20/5, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 11,07 tỷ USD, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho biết, tính đến ngày 20/5/2024, tổng vốn FDI bao gồm: Vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 11,07 tỷ USD, tăng 2,0% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, vốn đăng ký cấp mới có 1.227 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 7,94 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 50,8% về số vốn đăng ký.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được cấp phép mới đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký đạt 5,37 tỷ USD, chiếm 67,7% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp sau là bất động sản, với số vốn đăng ký đạt 1,83 tỷ USD, chiếm 23,1%; các ngành còn lại đạt 730,5 triệu USD, chiếm 9,2%.

Tính đến ngày 20/5, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 11,07 tỷ USD - Ảnh 1
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành hút vốn FDI nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2024.

Trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong năm tháng đầu năm 2024, Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 2,92 tỷ USD, chiếm 36,8% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến HongKong (Trung Quốc) 957,2 triệu USD, chiếm 12,1%; Nhật Bản 947,7 triệu USD, chiếm 11,9%; Trung Quốc 926,1 triệu USD, chiếm 11,7%; Thổ Nhĩ Kỳ 730,1 triệu USD, chiếm 9,2%; Đài Loan 517,1 triệu USD, chiếm 6,5%.

Vốn đăng ký điều chỉnh có 440 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư tăng thêm 2,08 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu tính cả vốn đăng ký mới và vốn đăng ký điều chỉnh của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 7,2 tỷ USD, chiếm 71,8% tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 1,91 tỷ USD, chiếm 19,0%; các ngành còn lại đạt 916,8 triệu USD, chiếm 9,2%.

Vốn đăng ký góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài có 1.158 lượt với tổng giá trị góp vốn 1,05 tỷ USD, giảm 68,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, có 427 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị góp vốn là 580,7 triệu USD; 731 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 472,6 triệu USD.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ đạt 253,3 triệu USD, chiếm 24,1%; hoạt động vận tải kho bãi đạt 198,4 triệu USD, chiếm 18,8% trị giá góp vốn; các ngành còn lại 601,6 triệu USD, chiếm 57,1%.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Tính đến ngày 20/5, tổng vốn FDI vào Việt Nam đạt gần 11,07 tỷ USD. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.