0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 15/01/2024 08:25 (GMT+7)

Thương mại điện tử: Nhiều tiện ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro

Theo dõi KT&TD trên

Thương mại điện tử (E-commerce) là mô hình kinh doanh trực tuyến mà các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán đều thông qua nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn không ít rủi ro, thách thức.

Thương mại điện tử: Nhiều tiện ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.  
Thương mại điện tử: Nhiều tiện ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro.

Theo số liệu chính thức từ Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cho thấy, Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ người dùng Internet mua sắm hàng hóa trực tuyến hàng tuần ở mức cao (trên 60), cao hơn mức trung bình toàn cầu (57,6%).

Còn theo kết quả khảo sát mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường DataReportal (Singapore) thì hiện trên thế giới có 6 mạng xã hội phổ biến, gồm: Facebook, Instagram, TikTok, WhatsApp, Twitter và Youtube và trong số 10 quốc gia có lượng người dùng Facebook, TikTok và Youtube nhiều nhất thế giới, Việt Nam lần lượt xếp vị trí thứ 6, 7 và 9. Cùng với các mạng xã hội nói trên, các sàn thương mại điện tử lớn như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo đã trở thành kênh phân phối hàng hóa không thể thiếu của người dùng internet Việt Nam. Những số liệu thống kê trên được xem như một lý giải cho tình trạng bùng nổ của hoạt động mua – bán hàng trực tuyến (bán hàng online) thời gian qua.

Có thể khẳng định, hầu hết người dùng internet ở Việt Nam, dù chủ động hay bị động, đều không dưới một lần dành sự quan tâm tìm hiểu thông tin về một hoặc nhiều mặt hàng, dịch vụ nào đó được giao bán trên các sàn TMĐT hoặc các mạng xã hội, và rất nhiều trong số đó đã đặt lệnh mua thành công. Đặc biệt hơn, khi các sàn TMĐT, mạng xã hội, các App bán hàng cho phép người dùng phát trực tiếp các hình ảnh video giới thiệu sản phẩm (livestream bán hàng), thì “chợ online” đã thực sự bùng nổ với nhan nhản các phiên livestream bán hàng với cả trăm, thậm chí là cả nghìn đơn hàng được “chốt” thành công trong mỗi phiên lên sóng.

Phải khẳng định rằng, hoạt động TMĐT, nói cho dễ hiểu hơn là mua -bán hàng online, có rất nhiều tiện ích, có thể kể ra như: Tiết kiệm thời gian và công sức (có thể mua hàng từ bất cứ đâu và bất cứ lúc nào; lựa chọn đa dạng (có thể chọn từ hàng ngàn sản phẩm trên các trang web bán hàng online, trang TMĐT); giá cả cạnh tranh (do các trang web bán hàng online không phải chịu quá nhiều chi phí từ việc thuê mặt bằng, nhân viên nên giá cả sản phẩm thường có xu hướng rẻ hơn so với cửa hàng truyền thống)… Tuy nhiên, cũng như bất cứ hình thức giao thương nào, mua – bán hành online cũng tiềm ẩn ngay trong nội tại những nguy cơ rủi ro.

Đối với doanh nghiệp, rủi ro về dữ liệu trong thương mại điện tử chính là trong quá trình giao dịch, khách hàng thay đổi địa chỉ nhận hàng và hệ thống website không cập nhật chính xác các thông tin mới nhất. Khi đó, quy trình chuyển khoản của ngân hàng đã hoàn tất, khách hàng đã bị trừ tiền trong tài khoản nhưng đơn hàng lại bị vận chuyển nhầm lẫn đến người khác theo dữ liệu cũ ban đầu trên hệ thống đặt hàng của trang web. Điều này sẽ phát sinh nhiều rắc rối, nhất là chi phí hoàn hàng về và vận chuyển lại theo đúng địa chỉ mới, trải nghiệm khách hàng bị ảnh hưởng do thời gian chờ đợi nhận hàng lâu hoặc sản phẩm nhận được bị móp, vỡ, không đạt chất lượng,… do phải giao hàng nhiều lần.

Đối với khách, rủi ro về dữ liệu trong thương mại điện tử chính là việc bị đánh cắp các thông tin cá nhân mà họ đã cung cấp trong tài khoản cho doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình thanh toán các giao dịch thương mại điện tử. Không những vậy, khi các tin tặc tấn công đánh cắp dữ liệu trên website thương mại điện tử, khách hàng sẽ gặp phải nguy cơ bị tin tặc truy cập trái phép vào thẻ ngân hàng hoặc thẻ tín dụng.

Ngoài ra, đối với khách hàng mua sắm trực tuyến, họ cũng dễ dàng gặp phải các tình huống trang web thương mại điện tử giả mạo, mạo danh địa chỉ Internet (hay IP Spoofing), vấn đề phong tỏa dịch vụ (hay DOS – denial of service) hoặc nhận các email marketing của những phần tử xấu giả danh những tổ chức tài chính – ngân hàng để lừa đảo tín dụng,…

Thương mại điện tử: Nhiều tiện ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro - Ảnh 1

Hiện nay, khi công nghệ ngày càng phát triển thì vấn đề các tin tặc cài đặt các chương trình nghe trộm thông tin và theo dõi một cách trái phép lịch sử các trang truy cập trên mạng của người dùng. Nếu các dữ liệu này được sử dụng cho những mục đích phạm tội thì chúng sẽ trở thành các mối nguy hiểm, ảnh hưởng đến quyền riêng tư và thậm chí xâm phạm đến tài sản của người dùng.

Ngoài ra, xem trộm các email marketing cũng là một hình thức mới của hành vi trộm cắp trên mạng Internet. Kỹ thuật xem trộm email marketing sẽ được tiến hành thông qua một đoạn code ẩn được gắn vào các vị trí không quá bắt mắt trong thông điệp của thư gửi đến người dùng. Các mã ẩn này cho phép các tin tặc theo dõi toàn bộ thông điệp được gửi qua lại giữa các bên nhận email marketing và tiến hành các hành vi lừa đảo qua mạng đối với cả phía doanh nghiệp lẫn phía khách hàng.

Bên cạnh đó, vấn nạn hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tiếp tục gia tăng liên quan đến nhiều chủ thể quyền các nhãn hiệu lớn ở các nước như: Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... Đặc biệt đáng lo ngại là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không bày bán tràn lan như trước đây mà sau khi qua biên giới được tập kết tại các kho hàng nơi hẻo lánh, ít người qua lại hoặc nhà riêng, rồi lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh; hàng hóa được chuyển đến người tiêu dùng thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Các đối tượng chuyển địa bàn hoạt động từ môi trường truyền thống sang môi trường TMĐT không chỉ làm phương hại đến quyền lợi của người tiêu dùng mà còn là tác nhân làm méo mó thị trường, tạo môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh.

Phần lớn rủi ro thương mại điện tử khi doanh nghiệp bán hàng trực tuyến trên các sàn chính là vấn đề phải phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống cũng như ràng buộc từ các chính sách và quy trình bán hàng phức tạp, khó khăn của các sàn thương mại điện tử. Để tối thiểu hóa tỷ lệ rủi ro, doanh nghiệp có thể liên kết cửa hàng trực tuyến trên các sàn này với một phần mềm quản lý bán hàng đa kênh để đảm bảo dễ dàng và thuận tiện hơn trong các thao tác kiểm soát và vận hành với quy trình bán hàng cũng như đơn hàng.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Thương mại điện tử: Nhiều tiện ích nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.