0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 31/10/2024 15:24 (GMT+7)

Thương mại điện tử- “Bệ phóng” giúp nông sản bay xa

Theo dõi KT&TD trên

Việc đưa các sản phẩm nông sản lên nền tảng số là một bước đi cần thiết, giúp mở ra thị trường mới, tăng cường cơ hội tiếp cận khách hàng và mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho các địa phương.

Nông sản Việt Nam ngày càng được tiêu thụ mạnh mẽ qua các kênh thương mại điện tử và nền tảng số, tạo ra “bệ phóng” giúp nông sản vươn xa hơn.

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích to lớn cho người dân. Trước đó, họ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức để tiếp cận thị trường và tìm kiếm khách hàng. Nhưng giờ đây, nhờ vào các sàn thương mại điện tử, người dân đã có thể dễ dàng giới thiệu và quảng cáo sản phẩm của mình trực tiếp tới người tiêu dùng thông qua các video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay TikTok.

Thương mại điện tử- “Bệ phóng” giúp nông sản bay xa - Ảnh 1

Song song với đó, các hộ nông dân có thể trò chuyện trực tiếp với khách hàng trong quá trình livestream, để trả lời các câu hỏi, cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ, và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Đồng thời, việc bán hàng trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử giúp các hộ nông dân có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp mọi miền đất nước, mở ra cơ hội mới để tiếp cận thị trường quốc tế và tăng doanh thu. Đây là cách mà nhiều tỉnh, thành đã và đang thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2021 - 2025.

Cuối tháng 6/2023, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 150.000 tấn, trong đó xuất khẩu 84.000 tấn, thị trường trong nước tiêu thụ 66.000 tấn. Giá vải thiều trung bình từ 10.000 - 30.000 đồng/kg. Có được thành quả này, bà con nông dân đã tích cực livestream trên các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook,... tại vườn và chốt đơn hàng.

Không chỉ vải thiều, nhiều mặt hàng nông sản khác tại Bắc Giang như dưa lê, khoai sọ, lạc cũng được bà con nông dân đưa lên sàn. Anh Nguyễn Hoàng Long (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) cho biết: “Chúng tôi bán đủ thứ trên Facebook, mùa nào thức ấy từ dưa lê, lạc, khoai sọ, vải thiều... Mới đây tôi bán được gần 1 tạ vải thiều và gần 50kg khoai sọ qua Facebook.”

Chia sẻ về kinh nghiệm đưa các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn, ông Nguyễn Gia Phong, Phó giám đốc Sở Thông tin và truyền thông tỉnh Bắc Giang cho hay, thời gian qua địa phương đã đưa thành công 132 sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử.

Thương mại điện tử- “Bệ phóng” giúp nông sản bay xa - Ảnh 2

Cũng áp dụng bán hàng bằng hình thức livestream, ngày 19/8 huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã mời nghệ sĩ Quang Tèo cùng các streamer tổ chức livestream trực tuyến để bán na và đấu giá na, buổi livestream đã thu hút hàng triệu lượt xem. Sau 3 phiên đấu giá trên sàn thương mại điện tử, 8 quả na đã được đặt mua với tổng số tiền 770 triệu đồng. Trong đó, quả na được chốt giá thấp nhất là 20 triệu đồng và giá cao nhất lên tới 220 triệu đồng.

Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) hiện có 9 sản phẩm (trái khóm, bánh khóm, rượu khóm, giấm khóm, nước rửa chén…) đạt OCOP 3-4 sao. Tất cả sản phẩm đều được gắn tem truy xuất nguồn gốc, quy trình chế biến sản phẩm, nhờ đó nâng cao sự tin cậy của khách hàng.

Ông Nguyễn Hoàng Chương - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp Đồng Din cho biết, ngoài các kênh bán hàng truyền thống tại các cửa hàng, đại lý trong và ngoài tỉnh, hiện hợp tác xã còn tích cực quảng bá, tiêu thụ sản phẩm thông qua các sàn thương mại điện tử như Shopee, TikTok; đồng thời chủ động lập website kết hợp với kênh Youtube và cả Facebook cá nhân,.... Ước tính sản phẩm OCOP được tiêu thụ thông qua nền tảng số đạt từ 40-60% tổng sản lượng tiêu thụ của hợp tác xã.

"Thông qua nền tảng số, hợp tác xã không chỉ cung cấp thông tin mà còn trực tiếp nhận được ý kiến phản hồi của người tiêu dùng về sản phẩm, từ đó rút kinh nghiệm, đầu tư nâng cấp sản phẩm và quy cách bán hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường", ông Chương cho biết.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, chuyển đổi số tác động tích cực đến mức tiêu thụ sản phẩm OCOP cả nước; từ đó, tạo động lực cho các chủ thể mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Một khi dây chuyền sản xuất đã đáp ứng nhu cầu về lượng lẫn chất, các hộ doanh nghiệp sẽ nhanh chóng gia tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, tăng trưởng doanh thu và cải thiện đời sống cho bà con nông thôn. Theo chủ trương chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, TikTok, với vai trò đối tác chiến lược, đã không ngừng đưa ra những sáng kiến mới nhằm xúc tiến thương mại nông thôn, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu.

Trong quá trình đưa sản phẩm nông sản lên các sàn thương mại điện tử, nhiều địa phương vẫn gặp khó khăn, nhất là trong việc triển khai đào tạo, nâng cao kỹ năng số cho người dân. Bởi đa số các đối tượng đào tạo là nông dân, trình độ công nghệ thông tin hạn chế, do vậy bà con còn gặp nhiều khó khăn trong thao tác, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào thực tế.

Do đó, cần có những giải pháp nhằm hỗ trợ người dân trong việc đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử. Một trong những giải pháp quan trọng là xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng nông sản. Điều này đảm bảo rằng sản phẩm được đưa ra thị trường thương mại điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.

Tiếp đó, cần xây dựng một hệ thống vận hành hiệu quả để đảm bảo sản phẩm nông sản được chuyển giao nhanh chóng và an toàn từ nơi sản xuất đến điểm bán hàng trực tuyến. Điều này đòi hỏi sự đầu tư vào các hệ thống quản lý vận hành thông minh nhằm giảm thiểu thời gian và chi phí vận hành.

Ngoài ra, cần cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn cho người dân về việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để quảng bá và tiếp thị sản phẩm nông sản trên sàn thương mại điện tử. Bao gồm việc cung cấp các khóa đào tạo, hướng dẫn sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến trên mạng xã hội, cũng như việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ trực tuyến để giải quyết các câu hỏi và vấn đề kỹ thuật.

Cuối cùng, cần xây dựng một hệ thống thanh toán an toàn và tiện lợi để người dân có thể thực hiện giao dịch mua bán trên sàn thương mại điện tử. Việc này cần có sự hỗ trợ từ các công ty thanh toán và ngân hàng để cung cấp các dịch vụ thanh toán trực tuyến và bảo mật thông tin cá nhân của người dùng.

Bạn đang đọc bài viết Thương mại điện tử- “Bệ phóng” giúp nông sản bay xa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Xu hướng quán bar 2025: Thế giới đồ uống đang thay đổi như thế nào?
Ngành công nghiệp quán bar đang bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ với sự bùng nổ của đồ uống không cồn, cocktail chức năng, công nghệ pha chế hiện đại và trải nghiệm nhập vai. Những xu hướng này không chỉ định hình phong cách sống mà còn mở ra tương lai mới cho thế giới đồ uống.
Ngành chè Việt trước làn sóng matcha: Thách thức và cơ hội
Cơn sốt matcha toàn cầu mở ra cơ hội lớn cho ngành chè Việt Nam, nhưng để tận dụng, cần vượt qua thách thức về công nghệ, thương hiệu và chế biến sâu. Liệu Việt Nam có thể vươn lên và cạnh tranh với Nhật Bản trong thị trường tiềm năng này?

Tin mới

Giấc mơ an cư: Vì sao giới trẻ ngày càng khó mua nhà?
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói 2025: Đổi mới, bền vững và cạnh tranh toàn cầu
Ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) năm 2025 đang chứng kiến sự đổi mới mạnh mẽ với xu hướng bền vững, cá nhân hóa và ứng dụng AI. Khi thị trường toàn cầu mở rộng, các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng với nhu cầu tiêu dùng xanh, thương mại điện tử phát triển và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Tập trung giải quyết 1533 dự án tồn đọng; trách nhiệm tới đâu, xử lý tới đó, không để sai chồng sai
Thủ tướng yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm với 1533 dự án đang gặp khó khăn, vướng mắc. Trong quá trình giải quyết, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể được làm rõ tới đâu thì xử lý tới đó; "đánh chuột nhưng không vỡ bình", không để sai chồng sai, không tạo tiền lệ cho các sai phạm tiếp theo.