0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 18/11/2024 10:24 (GMT+7)

Thúc đẩy kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP Nghệ An

Theo dõi KT&TD trên

Chiều 17/11, Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị kết nối cung - cầu, tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An năm 2024.

Cơ hội lớn cho sản phẩm OCOP Nghệ An

Hội nghị tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP trực tiếp giới thiệu sản phẩm của mình đến các nhà phân phối, hệ thống siêu thị và khách hàng. Đồng thời, đây cũng là dịp để các đơn vị được chia sẻ thông tin quan trọng về thị trường, xu hướng tiêu dùng, cũng như phương thức bán hàng hiện đại thông qua các sàn thương mại điện tử.

Các gian hàng được trưng bày tại hội nghị (Ảnh Q.A)
Các gian hàng được trưng bày tại hội nghị (Ảnh Q.A)

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Xuân Học – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – khẳng định: "Nghệ An có lợi thế lớn về sản xuất nông nghiệp với nhiều sản phẩm đặc trưng vùng miền. Để phát triển bền vững, tỉnh tập trung không chỉ vào sản xuất mà còn vào việc nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc. Đây là nền tảng giúp các sản phẩm OCOP Nghệ An tiếp cận được nhiều thị trường lớn."

Tính đến tháng 10/2024, Nghệ An đã có 595 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên, trong đó: 563 sản phẩm đạt 3 sao, 31 sản phẩm đạt 4 sao, 1 sản phẩm đạt 5 sao.

Những con số này cho thấy nỗ lực của tỉnh trong việc thúc đẩy phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, đồng thời khẳng định chất lượng và vị thế của sản phẩm OCOP Nghệ An trên thị trường.

Những bước tiến trong xúc tiến thương mại

Trong năm 2024, tỉnh Nghệ An đã triển khai hàng loạt hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu biểu như: Tổ chức 3 đợt xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh. Tham gia hơn 30 hội chợ thương mại trên cả nước, với hơn 130 gian hàng và 200 sản phẩm được trưng bày, giới thiệu. Ngoài ra, tỉnh tổ chức 2 hội nghị kết nối cung - cầu nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ…

Ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất OCOP và các nhà phân phối, siêu thị lớn (Ảnh Q.A)
Ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất OCOP và các nhà phân phối, siêu thị lớn (Ảnh Q.A)

Những nỗ lực này không chỉ giúp sản phẩm OCOP Nghệ An mở rộng mạng lưới tiêu thụ mà còn nâng cao nhận thức của người sản xuất về nhu cầu thị trường và xu hướng hiện đại.

Dù đạt nhiều thành tựu, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của Nghệ An vẫn đối mặt với không ít khó khăn: vì quy mô sản xuất đang còn nhỏ lẻ, liên kết chưa chặt chẽ; chưa xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định cho các sản phẩm chủ lực; trong khi số lượng sản phẩm được xuất khẩu đi các nước còn thấp, thị trường tiêu thu còn bấp bênh chưa bền vững.

Để khắc phục những hạn chế này, tại hội nghị, các chuyên gia đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất phương pháp đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử phổ biến như Shopee, Lazada, và các nền tảng chuyên ngành. Đây được coi là bước đi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng trong kỷ nguyên công nghệ số.

Bên cạnh đó, các hệ thống siêu thị cũng đưa ra góp ý cho các cơ sở sản xuất để phù hợp hơn thị hiếu người tiêu dùng, cũng như làm các thủ tục pháp lý để chứng nhận chất lượng của sản phẩm,…

Kết thúc hội nghị, đã có 9 biên bản ký kết hợp tác tiêu thụ sản phẩm giữa các cơ sở sản xuất OCOP và các nhà phân phối, siêu thị lớn. Đây là minh chứng rõ ràng cho sự thành công trong việc kết nối cung - cầu, đồng thời mở ra cơ hội lớn để sản phẩm OCOP Nghệ An vươn xa hơn nữa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Diễm Phước

Bạn đang đọc bài viết Thúc đẩy kết nối cung - cầu sản phẩm OCOP Nghệ An. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Bình: Khởi tố đối tượng mua bán trái phép hoá đơn trên 40 tỷ đồng
Ngày 14/11/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Bình đã có các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Phạm Thị Thuỳ Dương (sinh năm 1985, trú tại TP Đồng Hới) về hành vi Mua bán trái phép hoá đơn quy định tại khoản 2 Điều 203 Bộ luật Hình sự.
Chuyển Công an hồ sơ liên quan Khu dân cư Dầu Giây do Tổng Công ty Cao su Đồng Nai góp vốn
Xác định dự án Khu dân cư đô thị Dầu Giây (hay còn gọi là dự án A1-C1) tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, trong đó Tổng Công ty Cao su Đồng Nai góp nhiều vốn, có “dấu hiệu vi phạm pháp luật”, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đã gửi toàn bộ hồ sơ cho cơ quan Cảnh sát điều tra để làm rõ.

Tin mới

Đâu là nguyên nhân khiến giá biệt thự, liền kê tăng vọt?
Bộ Xây dựng cho biết, theo khảo sát thì phân khúc biệt thự, nhà ở liền kề trong dự án có một lượng lớn dòng tiền của nhà đầu tư dài hạn lẫn người mua ở thực, vẫn giao dịch mạnh trong quý III/2024; vị trí thuận lợi, hạ tầng phát triển là yếu tố khiến giá loại hình bất động sản này tăng vọt.
Xuất khẩu chè Việt Nam tháng 10/2024 tăng trở lại
Ngành chè Việt Nam đang chứng kiến bước chuyển mình mạnh mẽ khi kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng, đạt mức ấn tượng trong những tháng đầu năm 2024. Dữ liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, không chỉ lượng chè xuất khẩu tăng cao mà giá trị cũng đạt được những con số ấn tượng.
Chagee - Đối thủ đáng gờm của Starbucks tại Trung Quốc
Trong thế giới đồ uống sôi động của Trung Quốc, một cuộc chiến âm thầm nhưng không kém phần khốc liệt đang diễn ra giữa hai gã khổng lồ: Starbucks, biểu tượng của văn hóa cà phê Mỹ, và Bá Vương Trà Cơ (Chagee), hiện thân của tinh hoa trà truyền thống Trung Hoa.
Hà Nội: Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp sẽ được chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê
Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp bị bỏ không hàng thập kỷ qua sẽ được chuyển đổi thành nhà ở xã hội cho thuê trong thời gian tới, theo kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội tại cuộc họp mới đây về tình hình 5 dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng.
Sự lên ngôi của lối sống thuần chay trong ngành F&B
Lối sống thuần chay đang ngày càng trở thành xu hướng phổ biến trong xã hội hiện đại và ngành F&B cũng không đứng ngoài cuộc. Sự chuyển mình của ngành công nghiệp này nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thuần chay đang trở thành một phần quan trọng trong sự phát triển của ngành thực phẩm.
Logistics “mạch máu” của nền kinh tế quốc dân
Logistics là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.