0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 10/11/2023 14:03 (GMT+7)

Thị trường chứng khoán ngày 10/11: Cổ phiếu bị bán tháo, mất 8 điểm

Theo dõi KT&TD trên

Phiên giao dịch sáng ngày 10/11 ghi nhận cú lao dốc mạnh của các mã cổ phiếu ngành ngân hàng, bất động sản. Thị trường diễn biến xấu, rời mốc 1.110 điểm.

Kết phiên sáng nay, VN-Index giảm 8,45 điểm, dừng mức 1.105 điểm. Toàn sàn chỉ có 121 mã tăng (2 mã tím trần) trong khi có có đến 378 mã giảm, 51 mã giao dịch mức tham chiếu. Vốn hóa trên thị trường sáng nay ước đạt hơn 7.148 nghìn tỷ đồng. Rổ VN30 đạt ngưỡng 1.12 điểm, mất 10 điểm so với hôm qua, vốn hóa chỉ còn 2.076 nghìn tỷ đồng. HNX rớt thêm 0,93 điểm, giao quanh ngưỡng 227 điểm, vốn hóa ước đạt 895.857 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán ngày 10/11: Cổ phiếu bị bán tháo, bốc hơi 8 điểm - Ảnh 1
Thị trường chứng khoán sáng ngày 10/11 "lao dốc", giảm thêm 8 điểm so với hôm qua. Ảnh chụp màn hình

Nhóm cổ phiếu gây tác động tiêu cực sáng nay thuộc ngành ngân hàng với VCB, BID, CTG, TCB. Sắc đỏ bao trùm bảng điện ngành này, mức giảm tương ứng 1,33%.

VCB dẫn đầu danh sách giảm với việc “bốc hơi” 1,5 điểm, tương đương – 1,71%. Cổ phiếu chốt phiên sáng còn 86,1 nghìn đồng. BID cũng giảm 0,93%, giá kết phiên ngưỡng 42,35 nghìn đồng/CP.

Một loạt mã cổ phiếu của ngành ngân hàng cũng ghi nhận lượng khớp lệnh lớn như CTG (hơn 1 triệu giao dịch), EIB (2 triệu giao dịch), HDB (5 triệu giao dịch), MBB (gần 2,5 triệu), MSB (hơn 2,8 triệu giao dịch), SHB (hơn 6,7 triệu giao dịch), STB (4,7 triệu giao dịch), TCB (1,6 triệu giao dịch), TPB (2 triệu giao dịch), VIB (1,3 triệu giao dịch), VPB (4,1 triệu giao dịch). Chỉ số giao dịch lớn trong bối cảnh các mã cổ phiếu ồ ạt giảm khiến bảng điện ngành ngân hàng chìm sâu trong sắc đỏ.

VIC và GAS cũng kéo thị trường đi xuống sáng nay. Sau nhịp tăng ấn tượng hôm qua, mở đầu phiên hôm nay, cổ phiếu VIC để mất 0,65 điểm, mức giảm tương đương 1,43%, tổng cổ phiếu khớp lệnh đạt 1,7 triệu đồng thời ghi nhận 201.500 cổ phiếu được bán ra từ khối ngoại, cao gấp 10 lần so với lượng mua vào. GAS cũng có mức giảm đáng buồn với -1,5%, giá giao dịch sáng nay dưới mức tham chiếu với 78,5 nghìn đồng/CP.

Nhóm bất động sản sáng nay cũng ghi nhận hàng loạt cổ phiếu chuyển sắc đỏ. NVL đứt nhịp tăng, mất 0,05 điểm (-0,31%), ghi nhận 10,5 triệu giao dịch trong phiên sáng. VRE giảm 1,23% với lượng giao dịch đạt 1,6 triệu đơn vị cổ phiếu. BCM của Tổng Cty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp cũng mất thêm 1 điểm, tương ứng -1,64%. Giá chốt phiên sáng nay còn 59,8 nghìn đồng/CP.

Nhiều cổ phiếu quan trọng của nhóm dầu khí cũng đóng góp giảm sáng nay. Ngoài GAS còn có BSR, PLX, PVD khiến thị trường mất điểm. BSR ghi nhận hơn 2,3 triệu CP được khớp lệnh, giá cuối phiên sáng giao dịch quanh ngưỡng 18,6 nghìn đồng/CP.

Nhóm cổ phiếu xanh sáng nay ghi nhận các mã ngành vật liệu xây dựng, chứng khoán, dịch vụ công nghiệp: GEX, SSI, DGC, POW, HAG, PDR.

GEX tác động mạnh mẽ đến thị trường với hơn 15,6 triệu cổ phiếu được giao dịch trong sáng nay. Mức tăng ghi nhận 3,27% (+0,7 điểm).

SSI cũng góp phần “hãm” lại đà giảm của thị trường khi tăng tiếp 0,65%. Tổng lệnh khớp sáng nay đạt 10 triệu đơn vị. Giá cổ phiếu giao dịch mức 30,95 nghìn đồng.

VIX cũng ghi nhận mức tăng 1,92%, giá cao nhất trong phiên sáng đạt 15,9 nghìn đồng/CP.

Cổ phiếu chứng khoán cũng ghi nhận sắc xanh của AGR, BCG, BSI, CTS, FTS, HCM, MBS, ORS, SHS.

Đào Bích

Bạn đang đọc bài viết Thị trường chứng khoán ngày 10/11: Cổ phiếu bị bán tháo, mất 8 điểm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.